Showing posts with label vi rút. Show all posts
Showing posts with label vi rút. Show all posts

Cách phòng ngừa lây virus nguy hiểm Ebola

Tính từ tháng 12/2013 đến 7/2014, trên thế giới đã ghi nhận 1.201 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó đã có 672 trường hợp tử vong tại 3 nước vùng Tây Phi.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh này tại các nước vùng Tây Phi và nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin và đưa ra khuyến cáo một số biện pháp để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm.

Virus Ebola. Cụ thể, nước Guinea ghi nhận 427 trường hợp tử vong, Liberia 249 trường hợp và Sierra Leone 525 trường hợp.
Virus Ebola. Cụ thể, nước Guinea ghi nhận 427 trường hợp tử vong, Liberia 249 trường hợp và Sierra Leone 525 trường hợp.

Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người, động vật bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng khi nhiễm virus Ebola gồm: Sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng hoặc có thể có nôn, tiêu chảy, phát ban, chảy máu.

Những người có khả năng mắc cao là những người có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người hoặc động vật bị bệnh.

Hiện nay, bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola chưa có vaccine dự phòng. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…), tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm/nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó.

Nếu ai đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng: Sốt, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt thì cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.

Phòng tránh virus Ebola bằng cách nào?

 Virus Ebola lây nhiễm sang người như thế nào

Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm; lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da, niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

Ảnh: AFP.
Thế giới đang đối mặt nguy cơ dịch Ebola lan rộng. Ảnh: AFP.
Người có nguy cơ cao nhiễm virus này

Trong dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các nhóm có nguy cơ cao nhiễm virus gồm: 
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm virus Ebola.
- Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm virus Ebola trong rừng.
- Cán bộ y tế.
Cách phòng ngừa lây virus nguy hiểm Ebola

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh do virus Ebola

- Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng.
- Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan.
- Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
- Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày.
Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Khi nào nên đi khám

Nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong. Cần kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.

Để kiểm soát sự lây truyền của virus, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.

Làm gì để phòng nhiễm virus Ebola

Hiện chưa có văcxin phòng bệnh do virus Ebola. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong.

Do virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh:

- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
- Nếu có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.
- Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.
- Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
- Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Triệu chứng, biến chứng và cách chăm sóc cho bé khi mắc bệnh sởi

Triệu chứng, biến chứng và cách chăm sóc cho bé khi mắc bệnh sởi

Theo dân gian, bệnh sởi còn được gọi là bệnh đau ban đỏ. Tác nhân gây bệnh sởi thuộc nhóm RNA giống Mobilli vi-rút của họ Paramyxoviridae Influenzae. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhưng có thể gặp ở khỉ.

Không có trung gian truyền bệnh, không có vi rút tiềm ẩn lây truyền, chỉ có 1 type huyết thanh, và thuốc chủng ngừa có hiệu quả. Đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: nước bọt, hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới 94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Triệu chứng của bệnh 

Có thể chia làm các giai đoạn :
- Thời kỳ ủ bệnh: Từ lúc bị nhiễm siêu vi trùng đến lúc có triệu chứng bệnh). Trung bình là 10 ngày (có thể thay đổi từ 7 đến 18 ngày) trẻ có thể sốt nhẹ.

- Thời kỳ khởi phát (còn gọi là thời kỳ viêm long): Đây là thời kỳ hay lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như sau:
·     Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5oC đến 40oC, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp. 
·    “Viêm long” (có triệu chứng giống như cảm cúm): thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, đổ nghèn nhiều, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.
·    Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ, có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12 đến 18 giờ.

- Thời kỳ toàn phát (hay còn gọi là thời kỳ phát ban):  Những nốt phát ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 gờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Nốt phát ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, nốt ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.

                    
Dấu hiệu Koplik
                       


    Khuôn mặt bé bị sởi
- Thời kỳ phục hồi: NhuBan sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da loang lỗ như da cọp nên được gọi là “vết vằn da hổ”.

Chẩn đoán sởi chủ yếu dựa vào lâm sàng là triệu chứng viêm họng với phát ban theo trình tự xuất hiện và khám họng thấy có dấu “Koplik” với tiền sử thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi chưa mắc sởi lần nào, có tiếp xúc với  nguồn lây trong 10 ngày trước đó. Cũng có thể gặp các cháu sống trong tập thể nhà trẻ, trường học và gia đình có người thân mắc bệnh tương tự.

Biến chứng của bệnh sởi:
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau khi mắc bệnh sởi:

1. Viêm phổi: Thường là do bội nhiễm vi trùng khác như: phế cầu, liên cầu, tụ cầu Hemophilus Influenzae.
2. Lao: Sởi làm tăng nguy cơ trầm trọng bệnh lao tiềm ẩn và làm gia tăng mức độ lao sơ nhiễm.
3. Viêm tai giữa: Sốt cao, quấy khóc, chảy mủ 1 hoặc 2 bên tai.
4. Viêm thanh quản: Có thể kèm cơn khó thở về đêm, ho hen, khàn giọng, nếu nặng có thể khó thở thanh quản.
5. Viêm não tủy (0,1 – 0,2%): Có thể xảy ra sớm hơn 2 tuần với triệu chứng sốt cao, nôn ói, nhức đầu, lơ mơ, co giật.
6.  Xuất huyết giảm tiểu cầu: Thường xảy ra từ ngày 3 đến ngày 5.
7.  Một số chứng bệnh khác:
·         Viêm kết mạc mắt, dẫn đến loét giác mạc do thiếu Vitamin A dẫn đến mù.
·         Viêm cơ tim
·         Viêm loét niêm mạc má, miệng (dân giang còn gọi là cam tẩu mã)
·         Viêm hạch mạc trên ruột, gây đau bụng
·         Viêm gan: gây vàng da, tăng men gan (chủ yếu gặp ở người lớn)
·         Viêm vỉ cầu thận cấp
·         Hội chứng Guillain Barré.

Điều trị:

Chủ yếu là điều trị nâng đỡ, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên cho trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh trong giai đoạn sợ ánh sáng nên cho trẻ ăn chế độ giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh răng miệng.
 
Nếu bé sốt cao, dùng Acetaminophene 15mg/kg/lần, ngày 4 lần và cho uống nhiều nước. Kết hợp với các biện pháp như: lau mát tích cực.
Vitamin A cho: trẻ < 1 tuổi: 100.000 đơn vị
                       trẻ > 1 tuổi: 200.000 đơn vị

Cách chăm sóc người bệnh và phòng lây lan ra cộng đồng như thế nào?

- Điều trị tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng: 
- Theo dõi nhiệt độ hàng ngày. 
- Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn. 
- Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét. 
- Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A. 
- Nên nằm phòng riêng (thoáng, sáng, tránh gió lùa). 
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc. 
- Đưa đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên: 
- Sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng… 
- Ban sởi lặn hết mà vẫn còn sốt. 
- Các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…….

Làm gì để phòng ngừa bệnh sởi?

- Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi. 
- Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn. 
- Tiêm phòng Vaccin ngừa sởi. Đây là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi.
                        
Theo: BS.CK2.Huỳnh Trọng Dân