Showing posts with label sống thọ. Show all posts
Showing posts with label sống thọ. Show all posts

Bài tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện giúp sống thọ và sống khỏe

Đây là bài tập thở giúp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sống thêm được 50 năm trong khi đã bị cắt gần hết phổi vì căn bệnh lao phổi.

1. Người sáng tạo ra phương pháp tập thở dưỡng sinh

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) là một nhà nghiên cứu xuất thân trong gia đình khoa bảng ở xã Sơn Hòa, huyệt Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ra ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.

Năm 1933, Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp tú tài triết học, tú tài toán học và tú tài tây, vào học trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp. Năm 1939 ông tốt nghiệp và được làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau - một bệnh viện lớn nhất Pari.

Tại đây, ông tiếp tục học và đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới.

Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời gian đó sự phát triển về y khoa còn hạn chế, bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa khỏi.

Trong vòng 6 năm điều trị bệnh (từ 1943 - 1948), ông phải trải qua nhiều ca phẫu thuật điều trị lao phổi gồm có 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái.

Lúc này, dung tích thở trong phổi của ông chỉ còn 1 lít, đây là dung tích thở của một người rất yếu. Theo chẩn đoán của các bác sĩ người Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa.

Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện không chấp nhận nằm chờ chết. Ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Kết quả ông đã sống thêm được 50 năm nữa, hưởng thọ 85 tuổi.

Trong thời gian còn sống, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không những duy trì được sức khỏe tốt cho mình mà còn nhờ có sức khỏe ấy đã tích cực hoạt động, nghiên cứu và để lại rất nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, triết học...
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

2. Bài tập thở dưỡng sinh "để đời"

Phương pháp tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được đúc kết trong bài vè 12 câu rất dễ nhớ như sau:
"Thót bụng thở ra, Phình bụng thở vào, Hai vai bất động, Chân tay thả lỏng, Êm chậm sâu đều, Tập trung theo dõi, Luồng ra luồng vào,  Bình thường qua mũi, Khi gấp qua mồm, Đứng ngồi hay nằm, Ở đâu cũng được, Lúc nào cũng được".

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, bài tập thở có thể kết hợp hiệu quả nhất khi đi bộ, thích hợp cho những người cao tuổi. Đi nhanh hay chậm, ngắn hay dài là tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người.

Trong khi đi, kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức: 4 bước hít vào, nhớ phình bụng ra, 2 bước ngừng thở, tiếp theo 8 bước thở ra, thót bụng lại. Việc tập thở sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đi bộ ở nơi có không khí trong lành, tinh thần thư thái.

Thở 4 thì bằng nhau:

- Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra.
 - Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào.
- Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.
- Thì 4: Nín thở, thời gian bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1, 2, 3, 4, 5 ở mỗi thì. Sau tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10...

Bài tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện giúp sống thọ và sống khỏe
Bài tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện giúp sống thọ và sống khỏe

3. Vì sao phương pháp tập thở lại tốt cho sức khỏe? 

Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tai chi, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

Việc tập thở sở dĩ có tác dụng tốt đối với sức khỏe là do cách thở trên giúp đưa được tối đa lượng oxy hữu ích vào cơ thể và tống được tối đa lượng khí Co2 ra, giảm bớt khối không khí độc trong đáy phổi.

Làm được điều này tức là người tập đã tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ, tăng cường lượng oxy cho cơ thể.

Việc tập thở chủ yếu vận dụng cơ hoành để tác động đến các cơ quan khác như các bộ phận trong ngực và bụng gồm tim phổi, gan, dạ dày, ruột, các nội tạng khác.

Không chỉ tác động đến cơ quan nội tạng, quá trình thở còn tác động đến cả xương sườn, lồng ngực, cột sống, xương ức và các bộ phận cơ mềm ở ngực và ở bụng.

Bí quyết trường thọ của 3 danh nhân Trung Hoa

Bí quyết trường thọ của 3 danh nhân Trung Hoa

Tất cả mọi người đều quý sinh mạng của mình và luôn mong ước mong muốn được sống khỏe sống lâu. Dưới đây là những bí quyết dưỡng sinh trường thọ của 3 danh nhân nổi tiếng Trung Hoa.


Câu hỏi luôn được đặt ra trong suốt lịch sử hàng ngàn năm phát sinh, tồn tại và phát triển của nền y học cổ truyền phương đông là làm thế nào để có thể sống lâu và sống khỏe? Người ta quan niệm  thế này, kẻ thực hành thế kia, y đạo và y thuật hết sức phong phú, xong tất cả đều xoay quanh và tôn vinh, làm phong phú thêm cho một phương pháp vô cùng độc đáo của y học phương đông: phương pháp dưỡng sinh trường thọ.
Bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng cải tạo tự nhiên tuyệt vời của mình, con người hoàn toàn có thể đạt được mục đích sống khoẻ hơn và sống lâu hơn.

Vua Càn Long (1710-1799)

Vua Càn Long thọ 89 tuổi, trị vì đất nước 60 năm và làm Thái Thượng Hoàng 3 năm. Nhà vua qua đời do tuổi già chứ không do ốm đau bệnh tật. Vào tuổi 87, nhà vua vẫn cưỡi ngựa đi săn, suốt đời không phải đeo kính. Ngay trước lúc qua đời, nhà vua vẫn đọc sách và viết bình thường. Tại sao nhà vua có thể sống lâu vầ mạnh khỏe như vậy?

Theo lời quan ngự y hậu duệ đời Thanh (1644 – 1912) kể lại, nhà vua thường tập luyện theo phép dưỡng sinh trường thọ như sau : không ngủ muộn, dậy sớm, tập thở sâu trước khi ăn sáng, tập thể dục, đi bộ vận động cơ bắp. Hàng ngày tập đều 10 động tác: gõ răng, rung cuống họng, xoa tai, chà xát mũi, đảo mắt, xoa mặt, co duỗi chà xát 2 chân, xoay đảo bụng, co duỗi chà xát tay, co thót hậu môn và thực hiện nghiêm 4 không: khi ăn không nói nhiều; khi nằm không nghĩ vẩn vơ; không uống rượu quá chén; không đam mê sắc dục.



Trong bữa ăn nhà vua thường uống 1-2 ly rượu con thuốc bổ như “Quy Linh Tửu”, “Cố Bản Tiên Phương” có tác dụng dưỡng huyết kiện tỳ hành khí nhuận tràng, thông tiện, ôn thận, bổ dương.

Năm 1793, sứ thần của nữ hoàng Anh bệ kiến vua Càn Long, khi về sứ thần đã ghi nhật ký: “Nhà vua tuy đã 83 tuổi mà trông như người mới chừng 60 tuổi. Quả là một người nắm được bí quyết của phép cải lão hoàn đồng”.

Hoàng đế Võ Tắc Thiên

Trong lịch sử Trung Hoa, các vị vua sống lâu rất hiếm. Chỉ nói ở đời Đường (613 – 907) trước sau có 21 hoàng đế, tuổi thọ trung bình là 46,3 tuổi., trong số ấy chỉ có Võ Tắc Thiên là có tuổi thọ cao nhất: 82 tuổi.
Năm 14 tuổi Võ Tắc Thiên được Đường Thái Tông tuyển vào cung làm “ tài nhân”. Năm 32 tuổi bà được lập làm hoàng hậu… Năm 690, Võ Tắc Thiên phế truất Duệ Tông, tự lên ngôi Hoàng đế, ở ngôi được 15 năm. Năm 705, bà mắc bệnh qua đời. Nếu tính từ lúc Võ Tắc Thiên tham dự triều chính năm 32 tuổi với tư cách Hoàng hậu cho tới lúc qua đời năm 82 tuổi, bà đã chấp chính trong suốt 50 năm trời. Bà là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất của 21 vị vua chúa đời Đường. Bà có tuổi thọ cao là có nhiều nguyên nhân, song có 1 bí quyết mà ít người biết đến. Bà là người sùng tín đạo Phật, thường xuyên tụng kinh niệm Phật. Mẹ bà cũng là phật tử.


Sau khi Đường Thái Tông qua đời, Võ Tắc Thiên đến chùa Cảm Nghiệp làm ni cô. Ở đây hằng ngày bà ngồi kiết già. Tĩnh tọa, tham thiền nhập định, thân tâm bất động. Suốt 3 năm ở chùa, ngày nào Võ Tắc Thiên cũng ngồi thiền theo tư thế hoa sen, điều dưỡng thân tâm. Đặc biệt 14 năm làm “Tài nhân”, bà thường xuyên tập cưỡi ngựa, bắn cung, chèo thuyền, leo núi hái hoa rừng. Cách rèn luyện của Võ Tắc Thiên luôn luôn vừa có tĩnh vừa có động, động tĩnh kết hợp. Bà tuân thủ cách tập này rất nghiêm túc cho đến cuối đời. Khi đã 80 tuổi, người ta vẫn chưa thấy trên nét mặt bà những dấu vết của già nua.

Quách Mạt Nhược

Quách Mạt Nhược là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kinh Dịch, nhà sử học, dịch giả nổi tiếng Trung Quốc, thọ 86 tuổi. Vậy mà thời tuổi trẻ ông bị bệnh tật hành hạ đến khổ sở, ông rất bi quan. Tháng 6/1914, ông sang Nhật du học, thi vào trường Cao đẳng số 1 Tokyo. Do làm việc căng thẳng, quá sức nên Quách Mạt Nhược bị suy nhược thần kinh nặng, ngực tức, tim loạn nhịp, ngủ không yên giấc, mỗi đêm chỉ ngủ 3-4 tiếng, hễ chợp mắt là mê sảng, mộng mị, trí nhớ giảm sút .

Theo ông kể lại, khi đọc sách đến hàng thứ 2 thì quên khuấy mất hàng thứ nhất, đầu óc choáng váng đau nhức khó chịu vô cùng. Vào trung tuần tháng 9/1915, ngẫu nhiên ông vào hiệu sách mua được bộ “Vương Văn Thành toàn thư”( Vương Văn Thành tức Vương Dương Minh, nhà triết học nổi tiếng đời Minh). Sách đã kể Vương Dương Minh đã dùng phép tĩnh tọa mà chữa được bệnh nặng. Quách Mạt Nhược liền bắt chước xem sao. Cứ mỗi sáng sau khi ngủ dậy, ông ngồi tĩnh tọa 30 phút, mỗi ngày đọc 10 trang sách, ngày nào cũng vậy, cứ đều đặn như thế. Chưa đầy 3 tuần lễ, giấc ngủ của Quách Mạt Nhược kéo dài hơn, ít mê sảng, tim bớt hồi hộp và ông có thể cưỡi ngựa được. Ông phấn chấn sống sinh động hẳn lên. Ông hoàn toàn tin tưởng vào phép tĩnh tọa. Sau này ông thường nói “Tĩnh tọa quả rất công hiệu. Tôi hoàn toàn tán thành các bạn tôi tập tĩnh tọa. Tôi xem tĩnh tọa như một phương tiện hữu ích cho sức khỏe, cho ý chí tiến thủ của mỗi người".


Ông đã đúc kết ra mấy nguyên tắc của phép tĩnh tọa như sau:

+ Thở, hít vào sâu và chậm. Thở ra ngắn và gấp. Tập trung tư tưởng lúc thở.

+ Tư thế: ngồi xếp bằng ngay ngắn, ngồi theo tư thế hoa sen càng tốt, mắt lim dim, môi hơi ngậm, hai hàm răng không chạm nhau, ngực hơi co lên không được ưỡn ra, hai tay đặt trên đùi. Toàn thân thả lỏng, thư giãn tận cùng từ tay đến mặt rồi toàn thân.

+ Tinh thần : tập trung chú ý vào 1 điểm dưới rốn 1 đốt ngón tay (huyệt đan điền), đầu óc thanh thản không vấn vương suy nghĩ điều gì, ban đầu chưa được sau quen dần.

+ Thời gian: sáng sau khi thức dậy, tối trước khi đi ngủ, tập tối thiểu khoảng 30 phút.

Các thiền sư Tây Tạng, Ấn Độ và các nhà nghiên cứu thiền học đã đúc kết tác dụng của thiền tọa như sau:
 - Khi ngồi thiền: Mắt nhắm thì hồn về gan, sẽ ngủ ngon tăng dũng lực.
- Tai không nghe: tinh về thận, lưng không đau, không sợ hãi.
- Miệng ngậm : thần về tâm, huyết mạch lưu thông, thư thái, an lạc.
- Mũi bế : phách về phổi, khí phách đầy đủ, lạc quan yêu đời.
- Tâm định : ý về tỳ, tiêu hóa tốt ăn ngon ngủ kỹ, ý chí mạnh chẳng băn khoăn lo lắng gì.
- Khi ngồi thiền tĩnh tâm đạt đến trạng thái anpha : 4-10 héc/ giây hoặc trạng thái Teta : 3-4 héc/giây thì sóng não ta sẽ cộng hưởng với sóng địa từ trường ở tần số Shuman 4-5 hec/giây, gây phản ứng đặc biệt ở não, mở ra phép lạ cho con người như thiên nhĩ thông, thiên nhãn thông, thần giao cách cảm.
 -Hai vị sư Vũ khắc Minh và Vũ khăc Trường ở chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) đã thiền định khi sang thế giới bên kia, để lại 2 thân xác nguyên vẹn không bị hư thối tiêu tán…

Như vậy , nếu chúng ta tập ngồi thiền đều đặn thường xuyên, đúng phương pháp thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, bênh tật không phát sinh, có khả năng sống trường thọ 100 tuổi, không phải là mơ ước viển vông.

Bài "Bí quyết trường thọ của 3 danh nhân Trung Hoa"Nguồn: Đại Kỷ nguyên - Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Đàn ông càng thấp lùn, càng sống lâu

Đàn ông càng thấp lùn, càng sống lâu

Theo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Plos One, nam giới thấp lùn có thể sẽ sống thọ hơn các bạn cùng phái cao ráo.

Đàn ông càng thấp lùn, càng sống lâu 1
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện, đàn ông càng thấp, càng sống lâu hơn.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ hé lộ, vóc dáng thấp lùn có thể liên quan đến một gen gắn liền với tuổi thọ của con người. Cụ thể là, các nhà nghiên cứu phát hiện, một dạng bảo vệ của gen FOXO3 dẫn tới kích thước cơ thể nhỏ bé hơn trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng cũng nhiều khả năng đồng nghĩa với việc sống thọ hơn.

Các chuyên gia cũng nhận thấy, đàn ông lùn nhiều khả năng sở hữu lượng insulin trong máu thấp hơn và ít khả năng mắc ung thư trong cuộc đời hơn.

Kết luận trên được rút ra sau khi nhóm nghiên cứu theo dõi hơn 8.000 nam giới ở Mỹ, có gốc gác Nhật, ra đời trong những năm năm 1900 - 1919. Lối sống cũng như tình trạng sức khỏe của những người đàn ông này được giám sát và nghiên cứu chặt chẽ suốt nhiều năm ròng rã.

Trong số các đối tượng nghiên cứu, khoảng 1.200 người đã sống tới tuổi ngoài 90 và 100. Đặc biệt, ước tính gần 250 người trong số họ vẫn sống tới ngày nay.

Giáo sư Bradley Willcox đến từ Đại học Hawaii, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi đã chia những người tình nguyện thành 2 nhóm: một nhóm có chiều cao từ 1m6 trở xuống và nhóm còn lại có chiều cao từ 1m6 trở lên. Kết quả là, nhóm có chiều cao từ 1m6 trở xuống sống lâu nhất. Sự phân loại có thể thấy rõ ở đàn ông có chiều cao từ 1m5 đến trên 1m8. Nam giới nào càng cao, anh ta càng sống đoản thọ".

Đàn ông càng thấp lùn, càng sống lâu 2
Và... "Nam giới nào càng cao, anh ta càng sống đoản thọ"

Một nghiên cứu riêng rẽ, đã được công bố năm 2012, cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu theo dõi đàn ông trên hòn đảo Sardinia của Italia cũng hé lộ rằng, đàn ông thấp lùn hơn sống thọ hơn trung bình 2 năm so với những bạn đồng giới cao ráo hơn.

Giáo sư Willicox nhấn mạnh, các khám phá trên không mang tính tuyệt đối, nhưng cho thấy một sự liên quan mạnh mẽ giữa chiều cao và tuổi thọ. Công trình của ông và các cộng sự là nghiên cứu đầu tiên phát hiện kích thước cơ thể có liên quan đến gen FOXO3.

"Chúng ta đã thấu tỏ điều đó trong các mô hình lão hóa ở động vật, nhưng từng không biết tới nó ở con người. Loài người có cùng hoặc hơi khác một chút so với phiên bản gen FOXO3 ở chuột, giun tròn hay ruồi. Thậm chí men bia cũng có một phiên bản gen này. FOXO3 đóng vai trò quan trọng trong tuổi thọ ở tất cả các loài sinh vật nói trên", ông Willicox nói thêm.
 
Theo Phụ nữ