Ghép tủy là gì, có điều trị được ung thư không?

Ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư máu. 

Ghép tủy là gì?

Theo Wikipedia, ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác.

Ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư máu. Có khoảng 50% số bệnh nhân ung thư máu sau khi được ghép tủy có thể kéo dài cuộc sống của mình.

Ghép tủy có điều trị được ung thư không?

Theo VnExpress, Ghép tủy (ghép tế bào gốc tạo máu) có thể lấy từ tủy xương, từ tế bào gốc ngoại vi hay máu cuống rốn. Một nguồn thứ tư vừa được triển khai ghép thành công 3 ca đầu tiên tại Việt Nam do Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM thực hiện là phương pháp tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HAPLO.

Người mẫu Duy Nhân qua đời ở tuổi 29 vì căn bệnh ung thư máu.

Người mẫu Duy Nhân qua đời ở tuổi 29 vì căn bệnh ung thư máu

Với phương pháp HAPLO, người cho máu chỉ cần đồng hợp HLA (hệ thống kháng nguyên bạch cầu người) 50% nên nguồn ghép dễ kiếm hơn, người cho có thể là ba, mẹ, anh, chị em, cô, dì, chú, bác của bệnh nhân. Trong khi đó, ở các trường hợp ghép tế bào gốc còn lại, thông thường tỷ lệ đồng hợp HLA phải từ 90 đến 100%.

Theo bác sĩ Dũng, ghép tủy là phương pháp có thể chữa khỏi hẳn bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư máu nào cũng có thể ghép được. Ghép tủy chỉ định tốt nhất là ngay sau đợt đáp ứng điều trị hoàn toàn hoặc lui bệnh hoàn toàn lần thứ nhất. Nếu để điều trị tái phát rồi mới ghép thì kết quả sẽ không tốt. Thông thường những bệnh nhân tiên lượng xấu, nguy cơ cao sau khi dùng thuốc xong một đợt sẽ được tiến hành ghép.

Với phương pháp ghép tủy, do sử dụng thuốc diệt tủy nên có nguy cơ tử vong trong khi ghép. Tuy nhiên khi đã vượt qua giai đoạn này thì tiên lượng về sau rất tốt. Kể từ sau ca ghép đầu tiên trên cả nước thành công vào 15/7/1995, đến nay Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã ghép được 170 ca. Riêng trong năm 2014, bệnh viện thực hiện 30 ca và không có ca nào tử vong. Chi phí ghép tủy tự thân khoảng 200 triệu, ghép tủy dị ghép khoảng 400 triệu đồng.

Người mẫu Duy Nhân qua đời vì căn bệnh ung thư máu

Mới đây, tin tức người mẫu kiêm diễn viên Duy Nhân qua đời đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cư dân mạng, khiến gia đình, bạn bè và những người yêu mến, ủng hộ ảnh không khỏi bàng hoàng đau xót.

Được biết, Duy Nhân phát hiện bị ung thư máu vào khoảng 6 tháng trước và ghép tủy của em trai vào dịp cuối tháng 3. Đây là phương pháp duy nhất để chữa trị bệnh ung thư máu của nam diễn viên nên dù tỷ lệ thành công chỉ 50%, anh và gia đình vẫn phải chấp nhận mạo hiểm.

Anh phải thực hiện hóa trị nhiều lần để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, sau những tháng ngày kiên trì chống chọi với căn bệnh ung thư máu, vào lúc 0h30 sáng ngày 7/5, Duy Nhân trút hơi thở cuối cùng, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người yêu mến anh.

Bài "Ghép tủy là gì, có điều trị được ung thư không?"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »

EmoticonEmoticon

Note: Only a member of this blog may post a comment.