Có nên bẻ khớp ngón tay?

Có nên bẻ khớp ngón tay?

Mỗi khi rảnh rỗi hay căng thẳng, nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay, chân. Hành động này khiến người ta cảm thấy khoan khoái nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm. Vậy có nên bẻ khớp ngón tay?

Túi khí, khoảng trống giữa các khớp giãn nở tạo ra tiếng rắc rắc khi bạn bẻ ngón tay. Ảnh: ©Shutterstock

Tại sao bạn bẻ khớp ngón tay tạo ra tiếng rắc rắc?


Hầu hết khớp xương đều bao gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa chất hoạt dịch khớp. Chất lỏng này có tác dụng bôi trơn và giảm sự va chạm của các đoạn xương khi bạn vận động.

Khi bạn bẻ khớp ngón tay hoặc mọi bộ phận khác trong cơ thể để “giãn gân giãn cốt”, không gian trống giữa các khớp xương giãn ra, áp suất giảm khiến chất hoạt dịch bị hút vào các khoảng trống gây ra tiếng rắc rắc mà chúng ta thường nghe.

Bẻ khớp ngón tay có lợi hay có hại?


Sau khi bẻ ngón tay, các khớp của bạn có xu hướng hoạt động nhanh nhẹn hơn trong thời gian ngắn. Vì thế, một số người dần hình thành thói quen này. Nhiều người còn cho rằng bẻ khớp ngón tay là một liều thuốc giảm stress, tương tự như thói quen cắn móng tay.


Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 200 người ở độ tuổi 45 cho thấy, nguy cơ mắc chứng viêm khớp chia đều cho người có thói quen bẻ ngón tay và bộ phận còn lại.

Khớp của những người mắc bệnh này giảm chất hoạt dịch khiến sụn thoái hóa theo thời gian gây đau và cứng, nhất là khi vận động cơ thể. Nghiên cứu đối với 300 người cho thấy, thói quen bẻ ngón tay có thể làm suy giảm chức năng của bộ phận này. Về lâu dài, thói quen này có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành miếng đệm khớp. Sau thời gian dài, chúng khiến khớp tay to lên, hạn chế khả năng cầm nắm và tính thẩm mỹ của bàn tay. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng cụ thể khẳng định điều này.

Bài "Có nên bẻ khớp ngón tay?"
Nguồn: Health Me Up - Theo Webtretho

Ung thư máu vẫn còn hy vọng

Ung thư máu vẫn còn hy vọng

Mình tình cờ đọc đc trên facebook của 1 bạn tên Như Uyên, chia sẻ về bài viết "Ung thư máu vẫn còn hy vọng" cùng để các mẹ biết thêm nhé.:


Hai ngày nay rần rần vụ diễn viên Duy Nhân chết vì bệnh ung thư máu. Thấy xót lòng cho 1 người vợ trẻ. Chợt nhớ lại cách đây nữa năm, nhà cũng có 1 người bà con bị xét nghiệm là ung thư máu phải nhập viện cách ly y như Duy Nhân, sau hai lần lấy tủy đau đớn bác sĩ mới xác nhận bị giảm tiểu cầu.
 
Giảm tiểu cầu ko nguy hiểm như ung thư máu nhưng sẽ gây ra các loại xuất huyết não, xuất huyết nội tạng,..v.v... Cũng nằm trong nhóm các loại bệnh về máu.
 
Bác sĩ nhiều lần phải nhắc nhở về việc tiểu cầu của người đó cứ giảm hoài, nếu cứ giảm liên tục sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc tây bao nhiêu cũng ko hết, rồi tình cờ đọc thông tin trên Internet SÂM ĐẠI HÀNH (trong hình) 2 củ/ ngày và HOA KIM CHÂM (hoa Billy) sắc nấu 30 bông lường 3 chén nước, nấu còn 1 chén/uống buổi sáng. 
 
Lúc đó, ai chỉ gì làm nấy, chỉ mong muốn thoát cơn nguy kịch.

Vậy mà tiểu cầu tăng như người bình thường. Hiện đã sinh hoạt bình thường, không còn xanh xao, không còn ho ra máu, gia đình đều rất vui mừng. 
 
Hình ảnh phía dưới là sâm đại hành. Mình k biết cách trồng sao cho lên củ, chỉ mua về ghim cát cho tươi.
 
Chia sẽ cho mọi người!! Mình ko buôn bán kinh doanh j ở đây và cũng ko học Y, ko chắc chắn 100% về việc Sâm đại hành và Bông Kim Châm có trị được bênh Ung thư ko. Nhưng còn nước còn tát. Đã ung thư rồi thì còn gì phải sợ. Hình ảnh thật và câu chuyện thật 100% hy vọng có thể giúp đỡ ai đó đang cần.






Bài "Ung thư máu vẫn còn hy vọng"
Nguồn từ FB Như Uyên - Theo webtretho

Nhật ký 24 giờ đau đẻ "toát mồ hôi" của mẹ trẻ Hà Nội

Nhật ký 24 giờ đau đẻ "toát mồ hôi" của mẹ trẻ Hà Nội
Ngay sau khi đăng tải, nhật ký đẻ thường của mẹ trẻ Hà Nội đã thu hút được rất nhiều lượt "like" và bình luận.

Cách đây ít giờ, bà mẹ trẻ với nickname Hồ Minh Giang đã chia sẻ câu chuyện sinh nở của mình lên một hội dành cho mẹ và bé. Và ngay sau đó đã nhận được rất nhiều lượt "like" cũng như bình luận xung quanh chủ đề đi đẻ này.

Bà mẹ trẻ viết nhật ký sinh con đầu lòng của mình tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tinh thần cũng như học hỏi nhiều kiến thức sinh sản nhưng khi phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ, Hồ Minh Giang vẫn không khỏi sốc vì quá đau. Sau gần 23 giờ đau đẻ, cuối cùng bé Cốm cũng chịu chào đời với cân nặng 3,3kg, khỏe mạnh bình thường.
 Nhật ký 24 giờ đau đẻ "toát mồ hôi" của mẹ trẻ Hà Nội - 1
Hình ảnh mẹ Hồ Minh Giang trước và sau sinh nở.

Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện sinh nở của mẹ Hồ Minh Giang đã nhận được rất nhiều bình luận đồng cảm và các mẹ khác cũng không quên chia sẻ câu chuyện sinh nở của họ. Một nickname viết: "Bé nhà em được 5 tháng rồi mà nghe mẹ nó kể lại em vẫn sợ và tưởng tượng hôm đi đẻ. Em sợ nhất là màn kiểm tra xem mở mấy phân."

Một nickname khác cũng chia sẻ câu chuyện sinh nở của chị: "Mình thì đẻ nhanh, vào phòng đẻ rặn chưa hết hơi bác sỹ đã bảo thôi không rặn nữa. Vậy là con oe, oe. Xong bác sỹ bảo đứa thứ 2 có dấu hiệu phải nhập viện ngay không là đẻ rơi."

Được sự đồng ý của chị Hồ Minh Giang, xin đăng tải nguyên văn câu chuyện của chị:

"Nhật ký đi đẻ thường

Hôm nay rảnh rỗi nên xin chia sẻ cho các mẹ nghe chuyện đi đẻ của em. Đồng thời là kinh nghiệm xương máu tự rút ra cho lần... đẻ sau. 

Em con so, bé trai, dự sinh ngày 10/2. 

Ngày 29/1: 2 giờ sáng như mọi ngày em ì ạch bước vào nhà vệ sinh. Ôi thôi em phát hiện ra có tí máu hồng hồng. Lập cập chạy vào bật đèn ngủ (đèn chiếu thẳng vào mặt chồng), chồng mở mắt chưa kịp sửng cồ, em bảo "anh ơi sắp đẻ rồi, em thấy ra máu rồi". Chồng em còn hoảng hơn em, lão bảo: Gọi mẹ chưa? Gọi mẹ đi! Em lại lục tục chạy ra gọi mẹ. Mẹ em bảo: Thế à? Thế là giống mẹ rồi đấy! Thôi vào ngủ tiếp đi, khi nào đau thì vào viện. Em vào truyền lệnh cho chồng, lão sướng quá lăn ra ngủ tiếp. 

5 giờ sáng cả nhà kéo nhau vào viện. Chị chồng dắt em đi thăm khám. Ôi em chưa bao giờ hình dung ra thủ thuật ấy lại phũ phàng đến thế. Bác sĩ kiểm tra xong bảo: Có dấu hiệu chuyển dạ rồi. Em lại được dẫn vào phòng siêu âm, bác sĩ nửa tỉnh nửa mê siêu âm cho em, nhịp tim, nước ối, tất cả hoàn toàn bình thường. 

Đến 7 giờ, em được dẫn lên phòng đẻ kiểm tra tiếp (lại kiểm tra và nói y như bác sĩ lúc nãy), sau đó chị y tá dẫn em vào phòng đo nhịp tim thai. Em vừa bước vào, một cảnh tượng vô cùng hãi hùng trước mặt em: trên 2 bàn đẻ, 1 chị đang quằn quại vì đau sắp đẻ, 1 chị vừa đẻ xong, đang khâu, nằm bất động. Kể từ đấy em như người trên mây. Chị em bảo thôi cứ về nhà nghỉ, đau thì vào. Em lại về...

Về nhà, vì hồi hộp quá nên em chẳng làm được việc gì cả, ngủ cũng không được. Em bèn bảo chồng mua con vịt nướng về ăn nốt bữa cuối cho bõ, đẻ xong kiêng rồi ăn gì nữa. Thế là cả nhà được bữa vịt.
 Nhật ký 24 giờ đau đẻ "toát mồ hôi" của mẹ trẻ Hà Nội - 2
Bà mẹ trẻ chia sẻ câu chuyện sinh nở của mình để các mẹ bầu cùng tham khảo.

13 giờ: Dù chưa đau nhưng em quyết định vào nhập viện. Vào viện em lại phải thăm khám tiếp: mở 1cm. Em được phát cho bộ quần áo bà đẻ (chưa thấy bộ nào tôn dáng như thế ạ) và 3 ống thuốc thụt. Em cầm nhưng không dám làm, mãi đến 9 giờ tối mẹ em phải làm hộ. Trong phòng chờ đẻ có một bác tự nhiên khóc sụt sùi, cứ nói đi nói lại: "Thế mà không cho nó mổ luôn đi, để nó đau đớn như thế". Chả là con bác ý đau đẻ suốt mấy tiếng rồi cuối cùng bác sĩ lại bảo mổ nên mẹ thương con quá. 

16 giờ: Em bắt đầu xuất hiện cơn đau, cách nhau 20 phút. Hoá ra đau là như thế, mỗi lần đau mồ hôi toát ra, tái cả mặt. 

17 giờ 30: Lúc này những cơn đau cách nhau 15 phút. Chồng em hào hứng gọi suất xôi gà nướng vào nhưng em ăn không còn cảm thấy ngon nữa, ăn được vài miếng lại đau. 

20 giờ: Mỗi cơn đau có phần khủng khiếp hơn. Nếu các mẹ thắc mắc không biết đau đẻ như thế nào, thì nó nôm na như thế này ạ: vừa đau bụng như những ngày kinh nguyệt, vừa đau lưng (phần thắt lưng) đau xoáy xẩm luôn ý ạ, 2 cái đấy cộng lại. Thỉnh thoảng em lại đi vệ sinh, phát hiện ra có rỉ xíu xiu nước ối (thế mà em lo cứ như con sắp hết ối rồi). Em vào kiểm tra: mở 2cm. Em nghĩ không biết bao giờ mới đẻ đây...

21 giờ: Các cơn đau 10 phút/ lần, lại càng dã man. Lúc này em là bà đẻ có nhiều người nhà đến thăm nhất ở viện: mẹ đẻ, bà ngoại, chồng, bố mẹ chồng, chị chồng, 2 bác nhà em, 3 anh chị họ. Chị họ em động viên là lát mà đau quá thì bảo họ tiêm gây tê màng cứng sẽ không cảm giác gì luôn. Em đỡ lo hơn nhiều. Em đau quá không thể nằm hay ngồi được, bà ngoại dìu em đi lại trong hành lang. Kỳ diệu thay càng đi càng đỡ đau các mẹ ạ. Đi xong mệt nghỉ rồi lại đi. 

22 giờ: Em vào kiểm tra: mở 4cm. Đây là kinh nghiệm em vừa rút ra được: càng đau càng đi, càng đi nhiều càng mở nhanh. Em lại ra đi tiếp. Đến 23 giờ 30: Các cơn đau dồn dập. Em không đi lại được nữa, em nằm trên giường gặm nhấm. Em không kêu la tí nào cả, đến mức mẹ chồng em bảo: con đau thì con cứ kêu đi. Lúc này trong đầu em chỉ còn 2 từ: đẻ mổ. Nếu không cố được nữa sẽ đẻ mổ. Chị em bảo cố gắng đợi đến khi nào đau không thể chịu được nữa mà thấy buồn rặn thì vào đẻ, đỡ phải khám nhiều phù nề lên. Những phút sau đấy em chỉ biết đau, bóp chặt tay chồng quằn quại rên rỉ. 

00h30: Em vào phòng đẻ, mở 8 phân, lên bàn đẻ. Vào phòng đẻ em tiếp tục rên rỉ. Chị em đứng ngay cạnh, bác sĩ bảo: "Bảo em nó kêu ít thôi, không tí không có sức mà rặn đâu." Thế là em cắn răng. Bác sĩ bảo em: Bàng quang cao thế này? Ôi giời ơi, không đi vệ sinh à? (Hoá ra em sợ nhịn cả tiểu các mẹ ạ). Bác sĩ làm cái ống thông cho hết cái này thì không đau tí nào. Lúc này bác sĩ mới bấm ối, nước ối chảy ra ồ ạt. Bác sĩ nói tiếp: Ối trong nhé. Em đau quá nghĩ ngay đến gây tê màng cứng, em quay sang rên rỉ: Em đau quá chị ơi... Chị em bảo: Cố lên em. 

Em đợi mãi chẳng thấy ai gợi ý gây tê màng cứng cho mình cả. Bác sĩ bảo: Có cơn thì rặn nhé. Rặn đi xem nào? (em nghĩ ôi rặn thế nào bây giờ, em có biết gì đâu) thế là em rặn 3 cái theo nhịp của bác sĩ. Bác sĩ bảo: Rặn thế mà cũng đòi rặn. Nào mở mắt ra rặn lại đi. Lúc này em sợ quá rồi, bác sĩ bảo gì làm nấy. Mặc dù không gây tê màng cứng nhưng vẫn cứ như đẻ chỉ huy. Em nghĩ thôi rồi, giờ nằm đây rồi không rặn cũng không được. 

 Nhật ký 24 giờ đau đẻ "toát mồ hôi" của mẹ trẻ Hà Nội - 3
Hiện tại bé Cốm đã được gần 3 tháng tuổi.

Em cứ mơ màng vì đau và sợ còn bác sĩ và y tá thì cứ bảo: Bụng kiểu gì thế này. Em nhìn xuống thì thấy bụng mình lệch hẳn sang 1 bên. Có cơn, em rặn. Bác sĩ nói liên tục: rặn tiếp đi, tiếp đi. Bác sĩ ấn bụng đẩy em bé ra, em cảm thấy mình rặn rất mạnh, em bé ra được khá nhiều. Có lúc hụt hơi bác sĩ nhắc: hít hơi sâu vào rặn dứt khoát. Tiếp đó bác sĩ bảo: Thôi không cần ấn nữa, tự rặn xem nào. Em rặn thêm 3 lần nữa thì thấy tuột một cái, bụng em nhẹ hẫng đi (ôi cái cảm giác sung sướng không tả xiết) con khóc ré lên, âm thanh ấy còn hơn cả một liều morphin các mẹ ạ. 

"Con 3kg3 nhé!". Bác sĩ cho con em vào khăn rồi đặt lên bụng em. Em cúi xuống nhìn thấy đúng chỏm tóc của con, ôm con oà lên khóc. Bác sĩ bảo: Khóc cái gì mà khóc. Thế là em nín. Sau đó bác sĩ ra ấn bụng em như chưa bao giờ được ấn, để đẩy dịch ra ngoài. Con em được nhấc ra ngay sau mấy giây và vệ sinh rồi ra với cả nhà. Còn em thì nằm lại chờ khâu tầng sinh môn. Y tá tiêm cho em một mũi vào đùi, bảo em là sẽ hơi choáng nhé, tốt nhất nên ngủ đi. Nhưng em không ngủ được vì... đau quá. 

Không hiểu sao em đã đọc trên mạng là lúc khâu chỉ thấy sật sật không đau, mà em cảm thấy từng mũi kim. Em cứ quằn quại trên giường, khâu rất rất lâu, thi thoảng lại có người đi qua bảo: Hôm nay cô Hằng kiêm bác sĩ thẩm mỹ rồi.... Khâu xong và một tuần sau vẫn cảm thấy như họ khâu bịt hết tất cả vào, đơ luôn không còn cảm giác gì. Về sau em quay lại khám thì chưa cần nói tên bác sĩ đã nhận ra em qua vết khâu quá phức tạp và kể lại là do hộ lý đỡ đầu em bé rồi trượt tay thế nào làm em bị mất một miếng thịt... to bằng ngón tay cái, em phải khâu lại một đoạn và còn bị đau một thời gian dài. 

Cuối cùng thì mẹ con em cũng vượt cạn thành công, nhiều lúc đau đớn và lo lắng phải nhìn con và tự động viên mình "ôi cục thịt của mẹ". Các mẹ sắp sinh hãy cố lên nhé, bình tĩnh, tự tin đừng hèn như em nhé!"

Nguyên nhân nào gây nên viêm tắc động mạch chi?

Nguyên nhân nào gây nên viêm tắc động mạch chi?
Viêm tắc động mạch chi là một bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh viêm tắc động mạch chi?

Nguyên nhân gây nên viêm tắc động mạch chi

Bác sĩ Mai Trung Dũng đã có mộ bài viết về nguyên nhân gây nên tắc động mạch chi trên SK&ĐS.

Theo bác sĩ Dũng, tuy chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng những bằng chứng khoa học đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm: Thuốc lá không những là nguyên nhân gây nên hàng loạt căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là ở đường hô hấp mà còn chính là yếu tố nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp gây nên bệnh viêm tắc động mạch.

Từ những năm 1940, người ta thấy mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch nói chung trong đó có bệnh viêm tắc mạch chi. Phần lớn bệnh nhân viêm tắc động mạch đều nghiện thuốc lá nặng, trên 20 điếu mỗi ngày.

Nghiện thuốc lá và không bỏ được thuốc lá là một nguyên nhân làm bệnh nhân rất khó khỏi bệnh mặc dù đã được điều trị tích cực; Lạnh cũng được cho là một yếu tố liên quan đến bệnh viêm tắc động mạch chi, bằng chứng là bệnh thường chỉ thấy ở cư dân xứ lạnh, ít khi thấy ở xứ nóng.

Bệnh dễ gặp ở những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì...

Nguyên nhân nào gây nên viêm tắc động mạch chi, viêm tắc động mạch chi, lương y, Đông y, Trần Đình Ngọ

Lương Y Trần Đình Ngọ đã chữa thành công bệnh viêm tắc động mạch chi bằng thuốc Đông y

Hiện nay, lương y Trần Đình Ngọ (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã chữa thành công bệnh viêm tắc động mạch chi bằng thuốc đông y.

“Chứng kiến nhiều người bị bệnh mà Tây y chữa không hiệu quả, suốt thời gian khi còn công tác tôi luôn trăn trở và tìm tòi. Tôi quyết tâm nghiên cứu, thử nghiệm thuốc đông y chữa chứng bệnh viêm tắc động mạch hơn 10 năm qua”, ông Ngọ cho biết.

Được biết, trước khi nghỉ hưu, ông Ngọ là Trưởng khoa Đông y Bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc. Nay ông Ngọ bốc thuốc chữa bệnh tại nhà.

Nguyên nhân nào gây nên viêm tắc động mạch chi, viêm tắc động mạch chi, lương y, Đông y, Trần Đình Ngọ 2
Chân trái ông Mậu hồi phục rất nhanh dù trước đó bắt bắt đầu hoại tử

Trao đổi với Giadinhonline, lương y Ngọ cho biết: “Về cơ bản, đối với những người uống thuốc kiên trì, đúng hướng dẫn thì căn bệnh viêm tắc động mạch sẽ bị đẩy lùi. Bệnh nhân sẽ không phải đối mặt với việc phải can thiệp Tây y như: nong động mạch, đặt stent, nối động mạch và loại trừ được nguy cơ phải tháo bỏ các chi”.

Một trong số những bệnh nhân được lương y Ngọ chữa bệnh thành công có ông Trần Đình Mậu (Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), bà Đinh Thị Hòa (Bắc Hồng, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh). Ông Mậu và bà Hòa được cho là đã mắc bệnh khá trầm trọng, đã được chỉ định tháo bỏ những bộ phận khác nhau để ngăn chặn hoại tử. Thế nhưng, khi dùng thuốc Đông y của ông Mậu đã phục hồi hoàn toàn.

“Khi bị bệnh tui chỉ nằm một chỗ, con cái phục vụ tận nơi. Lâu nay do uống được thuốc tốt nên bệnh gần như khỏi hẳn, chân lành lặn và đi lại thoải mái”, ông Mậu cho hay.

Bài "Nguyên nhân nào gây nên viêm tắc động mạch chi?"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Bí quyết trường thọ của 3 danh nhân Trung Hoa

Bí quyết trường thọ của 3 danh nhân Trung Hoa

Tất cả mọi người đều quý sinh mạng của mình và luôn mong ước mong muốn được sống khỏe sống lâu. Dưới đây là những bí quyết dưỡng sinh trường thọ của 3 danh nhân nổi tiếng Trung Hoa.


Câu hỏi luôn được đặt ra trong suốt lịch sử hàng ngàn năm phát sinh, tồn tại và phát triển của nền y học cổ truyền phương đông là làm thế nào để có thể sống lâu và sống khỏe? Người ta quan niệm  thế này, kẻ thực hành thế kia, y đạo và y thuật hết sức phong phú, xong tất cả đều xoay quanh và tôn vinh, làm phong phú thêm cho một phương pháp vô cùng độc đáo của y học phương đông: phương pháp dưỡng sinh trường thọ.
Bằng sự hiểu biết quy luật và khả năng cải tạo tự nhiên tuyệt vời của mình, con người hoàn toàn có thể đạt được mục đích sống khoẻ hơn và sống lâu hơn.

Vua Càn Long (1710-1799)

Vua Càn Long thọ 89 tuổi, trị vì đất nước 60 năm và làm Thái Thượng Hoàng 3 năm. Nhà vua qua đời do tuổi già chứ không do ốm đau bệnh tật. Vào tuổi 87, nhà vua vẫn cưỡi ngựa đi săn, suốt đời không phải đeo kính. Ngay trước lúc qua đời, nhà vua vẫn đọc sách và viết bình thường. Tại sao nhà vua có thể sống lâu vầ mạnh khỏe như vậy?

Theo lời quan ngự y hậu duệ đời Thanh (1644 – 1912) kể lại, nhà vua thường tập luyện theo phép dưỡng sinh trường thọ như sau : không ngủ muộn, dậy sớm, tập thở sâu trước khi ăn sáng, tập thể dục, đi bộ vận động cơ bắp. Hàng ngày tập đều 10 động tác: gõ răng, rung cuống họng, xoa tai, chà xát mũi, đảo mắt, xoa mặt, co duỗi chà xát 2 chân, xoay đảo bụng, co duỗi chà xát tay, co thót hậu môn và thực hiện nghiêm 4 không: khi ăn không nói nhiều; khi nằm không nghĩ vẩn vơ; không uống rượu quá chén; không đam mê sắc dục.



Trong bữa ăn nhà vua thường uống 1-2 ly rượu con thuốc bổ như “Quy Linh Tửu”, “Cố Bản Tiên Phương” có tác dụng dưỡng huyết kiện tỳ hành khí nhuận tràng, thông tiện, ôn thận, bổ dương.

Năm 1793, sứ thần của nữ hoàng Anh bệ kiến vua Càn Long, khi về sứ thần đã ghi nhật ký: “Nhà vua tuy đã 83 tuổi mà trông như người mới chừng 60 tuổi. Quả là một người nắm được bí quyết của phép cải lão hoàn đồng”.

Hoàng đế Võ Tắc Thiên

Trong lịch sử Trung Hoa, các vị vua sống lâu rất hiếm. Chỉ nói ở đời Đường (613 – 907) trước sau có 21 hoàng đế, tuổi thọ trung bình là 46,3 tuổi., trong số ấy chỉ có Võ Tắc Thiên là có tuổi thọ cao nhất: 82 tuổi.
Năm 14 tuổi Võ Tắc Thiên được Đường Thái Tông tuyển vào cung làm “ tài nhân”. Năm 32 tuổi bà được lập làm hoàng hậu… Năm 690, Võ Tắc Thiên phế truất Duệ Tông, tự lên ngôi Hoàng đế, ở ngôi được 15 năm. Năm 705, bà mắc bệnh qua đời. Nếu tính từ lúc Võ Tắc Thiên tham dự triều chính năm 32 tuổi với tư cách Hoàng hậu cho tới lúc qua đời năm 82 tuổi, bà đã chấp chính trong suốt 50 năm trời. Bà là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất của 21 vị vua chúa đời Đường. Bà có tuổi thọ cao là có nhiều nguyên nhân, song có 1 bí quyết mà ít người biết đến. Bà là người sùng tín đạo Phật, thường xuyên tụng kinh niệm Phật. Mẹ bà cũng là phật tử.


Sau khi Đường Thái Tông qua đời, Võ Tắc Thiên đến chùa Cảm Nghiệp làm ni cô. Ở đây hằng ngày bà ngồi kiết già. Tĩnh tọa, tham thiền nhập định, thân tâm bất động. Suốt 3 năm ở chùa, ngày nào Võ Tắc Thiên cũng ngồi thiền theo tư thế hoa sen, điều dưỡng thân tâm. Đặc biệt 14 năm làm “Tài nhân”, bà thường xuyên tập cưỡi ngựa, bắn cung, chèo thuyền, leo núi hái hoa rừng. Cách rèn luyện của Võ Tắc Thiên luôn luôn vừa có tĩnh vừa có động, động tĩnh kết hợp. Bà tuân thủ cách tập này rất nghiêm túc cho đến cuối đời. Khi đã 80 tuổi, người ta vẫn chưa thấy trên nét mặt bà những dấu vết của già nua.

Quách Mạt Nhược

Quách Mạt Nhược là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kinh Dịch, nhà sử học, dịch giả nổi tiếng Trung Quốc, thọ 86 tuổi. Vậy mà thời tuổi trẻ ông bị bệnh tật hành hạ đến khổ sở, ông rất bi quan. Tháng 6/1914, ông sang Nhật du học, thi vào trường Cao đẳng số 1 Tokyo. Do làm việc căng thẳng, quá sức nên Quách Mạt Nhược bị suy nhược thần kinh nặng, ngực tức, tim loạn nhịp, ngủ không yên giấc, mỗi đêm chỉ ngủ 3-4 tiếng, hễ chợp mắt là mê sảng, mộng mị, trí nhớ giảm sút .

Theo ông kể lại, khi đọc sách đến hàng thứ 2 thì quên khuấy mất hàng thứ nhất, đầu óc choáng váng đau nhức khó chịu vô cùng. Vào trung tuần tháng 9/1915, ngẫu nhiên ông vào hiệu sách mua được bộ “Vương Văn Thành toàn thư”( Vương Văn Thành tức Vương Dương Minh, nhà triết học nổi tiếng đời Minh). Sách đã kể Vương Dương Minh đã dùng phép tĩnh tọa mà chữa được bệnh nặng. Quách Mạt Nhược liền bắt chước xem sao. Cứ mỗi sáng sau khi ngủ dậy, ông ngồi tĩnh tọa 30 phút, mỗi ngày đọc 10 trang sách, ngày nào cũng vậy, cứ đều đặn như thế. Chưa đầy 3 tuần lễ, giấc ngủ của Quách Mạt Nhược kéo dài hơn, ít mê sảng, tim bớt hồi hộp và ông có thể cưỡi ngựa được. Ông phấn chấn sống sinh động hẳn lên. Ông hoàn toàn tin tưởng vào phép tĩnh tọa. Sau này ông thường nói “Tĩnh tọa quả rất công hiệu. Tôi hoàn toàn tán thành các bạn tôi tập tĩnh tọa. Tôi xem tĩnh tọa như một phương tiện hữu ích cho sức khỏe, cho ý chí tiến thủ của mỗi người".


Ông đã đúc kết ra mấy nguyên tắc của phép tĩnh tọa như sau:

+ Thở, hít vào sâu và chậm. Thở ra ngắn và gấp. Tập trung tư tưởng lúc thở.

+ Tư thế: ngồi xếp bằng ngay ngắn, ngồi theo tư thế hoa sen càng tốt, mắt lim dim, môi hơi ngậm, hai hàm răng không chạm nhau, ngực hơi co lên không được ưỡn ra, hai tay đặt trên đùi. Toàn thân thả lỏng, thư giãn tận cùng từ tay đến mặt rồi toàn thân.

+ Tinh thần : tập trung chú ý vào 1 điểm dưới rốn 1 đốt ngón tay (huyệt đan điền), đầu óc thanh thản không vấn vương suy nghĩ điều gì, ban đầu chưa được sau quen dần.

+ Thời gian: sáng sau khi thức dậy, tối trước khi đi ngủ, tập tối thiểu khoảng 30 phút.

Các thiền sư Tây Tạng, Ấn Độ và các nhà nghiên cứu thiền học đã đúc kết tác dụng của thiền tọa như sau:
 - Khi ngồi thiền: Mắt nhắm thì hồn về gan, sẽ ngủ ngon tăng dũng lực.
- Tai không nghe: tinh về thận, lưng không đau, không sợ hãi.
- Miệng ngậm : thần về tâm, huyết mạch lưu thông, thư thái, an lạc.
- Mũi bế : phách về phổi, khí phách đầy đủ, lạc quan yêu đời.
- Tâm định : ý về tỳ, tiêu hóa tốt ăn ngon ngủ kỹ, ý chí mạnh chẳng băn khoăn lo lắng gì.
- Khi ngồi thiền tĩnh tâm đạt đến trạng thái anpha : 4-10 héc/ giây hoặc trạng thái Teta : 3-4 héc/giây thì sóng não ta sẽ cộng hưởng với sóng địa từ trường ở tần số Shuman 4-5 hec/giây, gây phản ứng đặc biệt ở não, mở ra phép lạ cho con người như thiên nhĩ thông, thiên nhãn thông, thần giao cách cảm.
 -Hai vị sư Vũ khắc Minh và Vũ khăc Trường ở chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) đã thiền định khi sang thế giới bên kia, để lại 2 thân xác nguyên vẹn không bị hư thối tiêu tán…

Như vậy , nếu chúng ta tập ngồi thiền đều đặn thường xuyên, đúng phương pháp thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, bênh tật không phát sinh, có khả năng sống trường thọ 100 tuổi, không phải là mơ ước viển vông.

Bài "Bí quyết trường thọ của 3 danh nhân Trung Hoa"Nguồn: Đại Kỷ nguyên - Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Hôn râu nam giới có thể nuốt phải vi khuẩn bồn cầu?

Hôn râu nam giới có thể nuốt phải vi khuẩn bồn cầu?

Trong quá trình nghiên cứu những loại vi khuẩn đang trú ẩn trong râu của đàn ông, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm tại Questdiagnostics, Hoa Kỳ đã có phát hiện khá đáng sợ.


Theo đó, trong râu của những tình nguyện viên chứa khá nhiều vi khuẩn và một số loại thường có mặt trong nhà vệ sinh. Mặc dù nhóm vẫn chưa khẳng định được các loại vi khuẩn trên có khả năng gây ra bệnh tật hay không, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều này là khá đáng lo ngại.

Bộ râu trên mặt của đàn ông có tác dụng để giữ ấm vào mùa đông. Theo một số quan niệm, râu còn đặc trưng cho sự nam tính và hấp dẫn của đàn ông đối với người khác giới. Tuy nhiên, đó cũng là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn.

Do đó, các chuyên gia vi sinh tại phòng thí nghiệm Questdiagnostics, bang New Mexico, Hoa Kỳ quyết định kêu gọi một số tình nguyện viên để phân tích vi khuẩn trên râu của họ. Kết quả, họ phát hiện một số loại vi khuẩn vốn thường sinh sống trong các chất cặn bã, dơ bẩn nơi nhà vệ sinh.


Mặc dù đây là nghiên cứu chưa được kiểm soát và cũng không có cỡ mẫu đủ lớn nhằm hình thành nên cơ sở lý luận vững chắc, nhưng kết quả tương tự đã được phát hiện trong quá khứ.

Hồi năm 1967 một thí nghiệm rất phức tạp và chặt chẽ đã được tiến hành nhằm xác định hàm râu của những người đàn ông có bao nhiêu loại vi khuẩn đang sinh sống.

Khi đó, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ dễ dàng phát hiện nhiều loại vi khuẩn xuất hiện trên hàm râu của đàn ông. Một nghiên cứu tương tự hồi năm 2000 cũng cho ra kết quả như trên.

Nếu bạn vẫn còn tiếc nuối về bộ râu đã tốn nhiều công sức nuôi dưỡng, các nhà nghiên cứu tại Questdiagnostics khuyến cáo rằng nên thường xuyên tẩy rửa, vệ sinh bộ râu và hạn chế chạm vào khuôn mặt càng nhiều càng tốt.

Tất nhiên, nhiều nghiên cứu khác vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm xác định chính xác thành phần những loại vi khuẩn phổ biến đang sinh sống trên râu, đồng thời cũng phải xét tới ảnh hưởng của các tác nhân khác ảnh hưởng tới vấn đề này.

Như vậy, không loại trừ khi hôn vào râu nam giới, chị em có thể sẽ nuốt phải vi khuẩn có trong bồn cầu.

Bài "Ra mồ hôi tay là bệnh gì, có nguy hiểm không?"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa - Tham khảo Koat, Ncbi, Sciencetopia

Trẻ sinh non có nguy cơ bị thay đổi kết nối bộ não

Trẻ sinh non có nguy cơ bị thay đổi kết nối bộ não
Một nghiên cứu mới cho biết, cho biết, sinh non làm giảm khả năng kết nối trong vùng não liên quan đến chức năng nhận thức của trẻ.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng nhận thức

Các nhà khoa học thuộc trường King's College London tuyên bố, phát hiện trên của họ sẽ giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn về lí do tại sao sinh non lại liên quan đến nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển thần kinh, chẳng hạn như tự kỷ và rối loạn suy giảm tập trung, chú ý lớn hơn.

Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí PNAS, các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ để xem xét những kết nối nhất định trong bộ não của 66 đứa trẻ. 47 bé trong số đó chào đời trước tuần thứ 33 của thai kỳ và do đó đối mặt với nguy cơ cao bị sút kém về thần kinh. 19 bé còn lại được sinh ra đủ ngày, đủ tháng.

Các kết nối não được kiểm tra nằm giữa vùng đồi não và vỏ não. Đây là những kết nối phát triển nhanh chóng trong giai đoạn một trẻ sinh non được chăm sóc trong khoa sơ sinh của bệnh viện.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng, tức là trong giới hạn từ tuần thai thứ 37 tới 42, có cấu trúc kết nối não rất giống ở người trưởng thành. Nó củng cố thêm các bằng chứng hiện có khẳng định, mạng lưới kết nối của bộ não người đã hoàn chỉnh lúc chào đời.

Sinh non, kết nối bộ não, trẻ sinh non, rối loạn chức năng nhận thức
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng nhận thức

Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh đẻ non trước tuần thai thứ 33 được phát hiện có ít kết nối hơn giữa vùng gò đồi và các khu vực nhất định thuộc vùng vỏ não chuyên hỗ trợ các chức năng nhận thức cao hơn. Tuy nhiên, chúng có kết nối lớn hơn giữa vùng gò đồi với một khu vực thuộc vỏ não thị giác tiên khởi, liên quan đến việc xử lý các tín hiệu từ mặt, môi, hàm lưỡi và cổ họng.

Đứa trẻ chào đời càng thiếu tháng, sự khác biệt trong kiểu kết nối não của chúng so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng càng lớn.

GS David Edwards – đồng tác giả nghiên cứu, thuộc Trung tâm Phát triển Não bộ - trường King's College London, khoa học hiện đại đã cho phép nhóm nghiên cứu đánh giá sự kết nối não bộ ở trẻ sinh non, điều mà một vài năm trước đây không thực hiện được. Vì vậy, việc có thể quan sát sự phát triển não ở trẻ khi chúng lớn lên sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho y học hiện đại.

Nhìn chung, nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ mang đến một bước gần hơn để biết được lý do tại sao trẻ sinh non lại có nguy cơ cao về vấn đề phát triển thần kinh. Đặc biệt, đây là nghiên cứu “đệm” cho các nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn nhằm mục đích tìm hiểu về sự phát triển của não bộ ở trẻ em sinh non khi chúng lớn lên và trưởng thành.

GS David Edwards cho biết thêm: "Cách đây vài năm, khoa học hiện đại từng chưa thể mô tả sinh động các kết nối trong bộ não người. Tuy nhiên, chúng ta hiện đã có thể quan sát sự phát triển não bộ ở trẻ khi chúng lớn lên và điều này nhiều khả năng sẽ tạo ra các lợi ích đáng kể cho y học".

Nghiên cứu được công bố trong cuộc họp của Viện hàn lâm Khoa học Nga.

Bài "Trẻ sinh non có nguy cơ bị thay đổi kết nối bộ não"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

6 thói quen sai lầm khi ngủ khiến bạn ngày càng già và xấu đi

6 thói quen sai lầm khi ngủ khiến bạn ngày càng già và xấu đi

Những thói quen sai lầm khi đi ngủ có thể khiến bạn ngày càng già và xấu đi. Cùng xem bạn có mắc phải thói quen nào trong số 6 thói quen sai lầm dưới đây không.


1. Ăn quá muộn trước khi đi ngủ

Sau khi chúng ta ngủ, một phần cơ thể hoạt động chậm lại, bước vào tình trạng nghỉ ngơi. Nếu bạn ăn trước khi đi ngủ, dạ dày và các bộ phận liên quan sẽ phải tiếp tục được hoạt động, gây hại sức khỏe.

2. Não hoạt động quá độ

Nếu bạn có thói quen làm việc và học tập vào ban đêm thì hãy kết thúc những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Bạn chỉ nên giải quyết những công việc nhẹ nhàng để não thư giãn trước khi đi vào giấc ngủ.

3. Gối quá cao





Các chuyên gia chỉ ra rằng chúng ta nên sử dụng gối cao 8-12 cm. Gối quá thấp sẽ gây ra triệu chứng cứng cổ hoặc mí mắt sưng vào sáng hôm sau. Gối quá cao còn ảnh hưởng đến đường thở, dễ ngáy, thậm chí dẫn đến đau cổ hoặc hơi gù.

4. Dùng chăn trùm đầu

Điều này dễ gây ra hiện tượng khó thở, đồng thời bạn có thể hít khí carbon dioxide do chính mình thở ra, gây bất lợi cho sức khỏe. Trẻ nhỏ, trùm chăn khi ngủ còn dẫn đến nguy cơ ngạt thở.


5. Ngủ ngược gió

Khi bạn ngủ khả năng thích nghi với những thay đổi môi trường sẽ giảm nên dễ bị cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên để nhiệt độ ở mức thích hợp, không ngủ ngược chiều gió.

6. Ngủ ngồi

Làm việc quá mệt mỏi khiến bạn có thể vừa xem tivi vừa ngủ. Ngủ ngồi làm chậm nhịp tim, các mạch máu mở rộng, lưu lượng máu đến các cơ quan khác nhau sẽ ít hơn. Lượng máu lưu thông cung cấp cho dạ dày giảm, thiếu oxy não, dẫn đến chóng mặt, ù tai.

Bài "6 thói quen sai lầm khi ngủ khiến bạn ngày càng già và xấu đi"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe

Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe
Sự phát triển của các thiết bị thông minh khiến con người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có sóng wifi. Dưới đây là những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe bạn nên cân nhắc.

Sau đây là những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe

1. Mất ngủ

Theo một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy tần số thấp từ sóng điện thoại di động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người tiếp xúc với bức xạ điện từ trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng não.

Các chuyên gia cho rằng ngủ gần chiếc điện thoại trong ngôi nhà hoặc căn hộ có nhiều tín hiệu wifi có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính. Đối với nhiều người, việc thiếu ngủ còn là khởi đầu cho những vấn đề nghiêm trọng khác như sự phát triền của bệnh trầm cảm và cao huyết áp.

2. Nguy hại cho trẻ nhỏ

Tiếp xúc với tần số vô tuyến bức xạ phi nhiệt từ wifi và điện thoại di động có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào, đặc biệt là với thai nhi.

Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2004 cho thấy những động vật thường xuyên tiếp xúc với sóng wifi có hiện tượng trì hoãn sự phát triển của thận.

Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe 1

Theo kết quả nghiên cứu năm 2009 của các chuyên gia người Áo sóng wifi có thể làm gián đoạn sự tổng hợp protein rõ rệt nhất ở các mô sinh trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.

3. Cản trở tăng trưởng

Một nhóm học sinh Đan Mạch có hiện tượng mất tập trung sau khi ngủ cùng điện thoại di động. Họ đã thực hiện một thí nghiệm trên vườn cải xoong để kiểm tra tác động của các bộ định tuyến wifi không dây.

Một luống cây cải xoong được trồng trong một phòng không có sóng bức xạ wifi và một luống khác được trồng cạnh hai thiết bị định tuyến có phát hành một lượng bức xạ tương đương với một điện thoại di động. Kết quả, những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng.

4. Giảm hoạt động não bộ

Cũng tương tự như trường hợp của học sinh trung học Đan Mạch, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các tác động của bức xạ đến chức năng não.

Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe 2

Nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI trong năm 2013 đã cho thấy những người tiếp xúc với bức xạ 4G bị suy giảm hoạt động của não bộ.

5. Suy giảm trí nhớ

Một nhóm 30 tình nguyện viên khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ đã tham gia một bài kiểm tra về bộ nhớ. Đầu tiên, nhóm được tiến hành thử nghiệm mà không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với bức xạ wifi. Sau đó họ được tiếp xúc với sóng wifi có tần số 2.4 GHz trong khoảng 45 phút.

Các chuyên gia đã đo tình trạng hoạt động của não bộ và kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể trong hoạt động và mức năng lượng của bộ não nhất là với nữ giới.

6. Tác động xấu đến tinh trùng

Chúng ta đã từng được biết đến tác hại nguy hiểm do nhiệt gây ra cho tinh trùng khi sử dụng máy tính xách tay thường xuyên. Thế nhưng, các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nhiệt không phải mối đe dọa duy nhất giết chết tinh trùng của nam giới.

Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe 3

Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các tần số wifi đã làm giảm chuyển động của tinh trùng và gây phân mảnh DNA.Cả hai thử nghiệm trên người và động vật đều cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sóng wifi đến tinh trùng.

7. Khó thụ thai

Theo kết quả của một nghiên cứu trên động vật cho rằng việc tiếp xúc với một tần số nhất định của các thiết bị không dây có thể cản trở trứng thụ tinh (hình thành phôi thai).

Trong nghiên cứu, những con chuột tiếp xúc với sóng wifi 2h liên tục trong 45 ngày đã tăng đáng kể tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Điều đó còn tác động vào cấu trúc DNA làm suy giảm khả nặng thụ thai.

8. Tăng nhịp tim

Các nhà khoa học cho rằng những người sống trong môi trường có nhiều sóng wifi hoặc 3G, sóng điện thoại di động đều sẽ trải qua một phản ứng vật lý cho các tần số điện từ. Các phản ứng ở đây tương tự như nhịp tim của một người đang gặp căng thẳng.

9. Ung thư

Điều này là vấn đề gây nên nhiều tranh cãi. Chúng ta không thể phủ nhận một số mô hình nghiên cứu trên động vật cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ điện từ làm tăng nguy cơ phát triển khối u.

Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe 4

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên con người là rất hiếm. Trong đó phải kể đến một trường hợp liên quan tới người phụ nữ 21 tuổi đã phát triển chứng bệnh ung thư vú ngay tại chính vùng ngực, nơi mà cô thường xuyên để điện thoại trong túi áo.

Bài "Những tác động nguy hiểm của sóng Wifi đến sức khỏe"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Tại sao mồ hôi có mùi khai và cách khắc phục giảm ra mồ hôi

Tham khảo bài viết sau để tìm ra nguyên nhân mồ hôi có mùi khai và cách khắc phục hiệu quả nhất cho hiện tượng này.

Tại sao mồ hôi có mùi khai?

Về bản chất mồ hôi không có mùi, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi ra ngoài da, mồ hôi sẽ kết hợp với vi khuẩn và một số chất trên da chuyển thành các mùi khác nhau.

Các nghiên cứu khoa học cho biết, trên bề mặt da toàn cơ thể có khoảng 2-5 triệu tuyến mồ hôi. Ở lòng bàn chân và lòng bàn tay có chỗ lên đến 620 tuyến/cm2 da nên mồ hôi luôn thường trực tiết ra, với nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt và thải trừ các chất cặn bã, độc hại.

Vào mùa hè, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nhiều hơn. Tuy nhiên nếu mồ hôi đột nhiên có mùi lạ và khai, bạn cần phải xem xét kỹ những dấu hiệu của nó. Có thể bạn đang đối diện với việc bị nhiễm độc chất urat.

Quá trình nhiềm độc này xảy ra khi bị rối loạn chuyển hóa chất urat trong cơ thể. Chất urat vốn có nhiều trong thức ăn, trong các chất protein. Khi cơ thể bị nhiễm độc, thận không kịp đào thải qua đường nước tiểu, chất này sẽ ứ lại trong máu, và thoát ra đường mồ hôi, dẫn đến mồ hôi có mùi khai như nước tiểu.

Khi mồ hôi cơ thể có mùi khai, có thể bạn đang phải đối mặt với việc nhiễm độc chất urat
Khi mồ hôi cơ thể có mùi khai, có thể bạn đang phải đối mặt với việc nhiễm độc chất urat

Cách khắc phục mồ hôi có mùi khai

Khi phát hiện mồ hôi của mình có mùi khai, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Còn nếu mùi hôi bình thường, các bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây để giảm bớt lượng mồ hôi và khử mùi hôi cơ thể:

Cách làm giảm ra mồ hôi:

- Sử dụng quạt, máy điều hòa nhiệt độ, mở rộng cửa, tăng độ thông gió để hạ thấp nhiệt độ môi trường nơi bạn làm việc.
- Thỉnh thoảng, nên uống một ly nước mát cho đỡ ra mồ hôi.
- Nhờ bác sĩ tư vấn để sử dụng một loại thuốc chống ra mồ hôi phù hợp với sức khỏe.

Tại sao mồ hôi có mùi khai và cách khắc phục giảm ra mồ hôi
Tại sao mồ hôi có mùi khai và cách khắc phục giảm ra mồ hôi - Ảnh Intetnet

Cách khử mùi hôi cơ thể:


Thường xuyên làm sạch vi khuẩn trên da với việc tắm rửa thường xuyên, rửa những vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.

Mùa hè, nên mặc quần áo bằng vải cotton cho thấm mồ hôi tốt và cần phải thay quần áo ngày vài lần để tránh mùi hôi từ quần áo. Nếu quần áo đã thấm mồ hôi thì bạn cần thay ngay khi về nhà. Quần áo thay ra phải ngâm xà phòng hoặc giặt ngay để vi khuẩn không có cơ hội gây mùi hôi.

Nên kiêng ăn các thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, cà ri, thịt chó, cá có mùi tanh nhiều...

Bài "Tại sao mồ hôi có mùi khai, cách khắc phục"
Nguồn: Sức Khỏe Đời Sống -
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Bệnh ung thư mà Duy Nhân mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư mà Duy Nhân mắc phải nguy hiểm thế nào?
Duy Nhân đã có 6 tháng chống chọi với căn bệnh ung thư. Ban đầu, anh được chẩn đoán bị ung thư vòm họng, nhưng sau đó kết luận cuối cùng là ung thư máu.

Bệnh ung thư mà Duy Nhân mắc phải nguy hiểm thế nào?

Sau hơn nửa năm chống chọi với căn bệnh ung quái ác, nam diễn viên, người mẫu Duy Nhân đã qua đời vào rạng sáng ngày 7/5/2015 tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. HCM.

Duy Nhân đã có 6 tháng chống chọi với căn bệnh ung thư. Ban đầu, anh được chẩn đoán bị ung thư vòm họng, nhưng sau đó kết luận cuối cùng là ung thư máu.

Trước đây vài ngày, người mẫu Duy Nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu và liên tục co giật và xuất huyết mắt. Theo phác đồ điều trị, Duy Nhân được chữa trị bằng phương pháp ghép tủy, nhưng phương pháp này có tỷ lệ thành công chỉ 50/50, vì vậy bác sĩ khuyên gia đình nên chuẩn bị tinh thần để đón tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tuy vậy, gia đình và bạn bè luôn cầu mong có một phép màu nào đó để Duy Nhân có thể vượt qua, nhưng số phận đã an bày.

Ung thư máu, ung thư máu nguy hiểm thế nào, ung thư, Người mẫu Duy Nhân, Duy Nhân, người mẫu Duy Nhân qua đời
Người mẫu Duy Nhân

Bệnh ung thư máu mà Duy Nhân mắc phải rất nguy hiểm

Theo các chuyên gia y tế, ung thư máu là bệnh có tiến triển khá chậm. Người mắc bệnh thường không có hoặc có rất ít triệu chứng bệnh trong thời gian nhiều năm. Nếu có, các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh khác như: cảm cúm, viêm phổi, thiếu máu dinh dưỡng, viêm khớp… Bệnh nhân có thể có nhiều biểu hiện không rõ ràng như sốt rét run, ho, chảy nước mũi, cảm giác luôn mệt mỏi, không linh hoạt, ăn kém dẫn tới sút cân, vã mồ hôi thường về đêm… Do đó, bệnh nhân, nhất là trẻ em, thường không được chú ý, tự mua thuốc điều trị các bệnh thông thường, thậm chí đi khám bác sỹ thiếu kinh nghiệm cũng dễ chẩn đoán và kê đơn nhầm sang bệnh khác.

Khi các triệu chứng rõ ràng hơn, như thường xuyên bị nhiễm trùng, thiếu máu trầm trọng, thường bị chảy máu, gan, lá lách chướng to, nổi hạch, đau nhức xương khớp… bệnh nhân mới đi khám đúng chuyên khoa, thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Trong khi ung thư máu là bệnh tiên lượng điều trị khả quan, thì trên thực tế, tỷ lệ điều trị thành công ung thư máu ở nước ta không cao, do bệnh nhân được phát hiện bệnh rất muộn. Để điều trị ung thư máu, bệnh nhân cần dùng nhiều loại thuốc chi phí cao và kéo dài liên tục trong thời gian 3 năm. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần được truyền máu, chống nhiễm trùng bội phụ và có thể có chỉ định ghép tủy. Do đó, đa số bệnh nhân (90%) phải bỏ dở điều trị do chi phí cao và thời gian kéo dài. Đó là chưa kể, thuốc điều trị ung thư chứa nhiều độc tố, gây nhiều tác dụng phụ khiến người thân của bệnh nhân không khỏi đau lòng.

Nam người mẫu Duy Nhân cũng đã chống chọi với căn bệnh ung thư 6 tháng.

Thông tin Duy Nhân mắc căn bệnh ung thư gây xôn xao làng giải trí vào cuối tháng 10/2014. Duy Nhân đã biết mình bị bệnh sau một thời gian gặp những triệu chứng bất thường của cơ thể. Ngay khi thông tin được truyền tải, nghệ sĩ làng giải trí và một số đơn vị truyền thông cùng khán giả đã hết lòng hỗ trợ anh trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, Duy Nhân vừa trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng ngày 07/05/2015, để lại nhiều tiếc nuối trong lòng người thân, bạn bè, khán giả.

Bài "Bệnh ung thư mà Duy Nhân mắc phải nguy hiểm thế nào?"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Ghép tủy là gì, có điều trị được ung thư không?

Ghép tủy là gì, có điều trị được ung thư không?
Ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư máu. 

Ghép tủy là gì?

Theo Wikipedia, ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác.

Ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư máu. Có khoảng 50% số bệnh nhân ung thư máu sau khi được ghép tủy có thể kéo dài cuộc sống của mình.

Ghép tủy có điều trị được ung thư không?

Theo VnExpress, Ghép tủy (ghép tế bào gốc tạo máu) có thể lấy từ tủy xương, từ tế bào gốc ngoại vi hay máu cuống rốn. Một nguồn thứ tư vừa được triển khai ghép thành công 3 ca đầu tiên tại Việt Nam do Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM thực hiện là phương pháp tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HAPLO.

Người mẫu Duy Nhân qua đời ở tuổi 29 vì căn bệnh ung thư máu.

Người mẫu Duy Nhân qua đời ở tuổi 29 vì căn bệnh ung thư máu

Với phương pháp HAPLO, người cho máu chỉ cần đồng hợp HLA (hệ thống kháng nguyên bạch cầu người) 50% nên nguồn ghép dễ kiếm hơn, người cho có thể là ba, mẹ, anh, chị em, cô, dì, chú, bác của bệnh nhân. Trong khi đó, ở các trường hợp ghép tế bào gốc còn lại, thông thường tỷ lệ đồng hợp HLA phải từ 90 đến 100%.

Theo bác sĩ Dũng, ghép tủy là phương pháp có thể chữa khỏi hẳn bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư máu nào cũng có thể ghép được. Ghép tủy chỉ định tốt nhất là ngay sau đợt đáp ứng điều trị hoàn toàn hoặc lui bệnh hoàn toàn lần thứ nhất. Nếu để điều trị tái phát rồi mới ghép thì kết quả sẽ không tốt. Thông thường những bệnh nhân tiên lượng xấu, nguy cơ cao sau khi dùng thuốc xong một đợt sẽ được tiến hành ghép.

Với phương pháp ghép tủy, do sử dụng thuốc diệt tủy nên có nguy cơ tử vong trong khi ghép. Tuy nhiên khi đã vượt qua giai đoạn này thì tiên lượng về sau rất tốt. Kể từ sau ca ghép đầu tiên trên cả nước thành công vào 15/7/1995, đến nay Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM đã ghép được 170 ca. Riêng trong năm 2014, bệnh viện thực hiện 30 ca và không có ca nào tử vong. Chi phí ghép tủy tự thân khoảng 200 triệu, ghép tủy dị ghép khoảng 400 triệu đồng.

Người mẫu Duy Nhân qua đời vì căn bệnh ung thư máu

Mới đây, tin tức người mẫu kiêm diễn viên Duy Nhân qua đời đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cư dân mạng, khiến gia đình, bạn bè và những người yêu mến, ủng hộ ảnh không khỏi bàng hoàng đau xót.

Được biết, Duy Nhân phát hiện bị ung thư máu vào khoảng 6 tháng trước và ghép tủy của em trai vào dịp cuối tháng 3. Đây là phương pháp duy nhất để chữa trị bệnh ung thư máu của nam diễn viên nên dù tỷ lệ thành công chỉ 50%, anh và gia đình vẫn phải chấp nhận mạo hiểm.

Anh phải thực hiện hóa trị nhiều lần để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, sau những tháng ngày kiên trì chống chọi với căn bệnh ung thư máu, vào lúc 0h30 sáng ngày 7/5, Duy Nhân trút hơi thở cuối cùng, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người yêu mến anh.

Bài "Ghép tủy là gì, có điều trị được ung thư không?"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Ra mồ hôi tay là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Ra mồ hôi tay là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Để biết được chính xác hiện tượng ra mồ hôi tay là biểu hiện của bệnh gì và mức độ nguy hiểm thế nào, các bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Ra mồ hôi tay là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Trả lời bạn đọc báo Sức Khỏe Đời Sống, ThS. Đinh Văn Tài, chuyên khoa Nội, Bộ Y tế cho biết: “Bình thường, ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý của cơ thể giúp đào thải chất cặn bã, điều hòa thân nhiệt, thải độc... Trong các điều kiện như môi trường nóng bức, hoạt động thể lực nhiều, do stress, lo lắng quá mức, do dùng thuốc...mồ hôi sẽ ra nhiều hơn, tuy nhiên nếu trong điều kiện mát mẻ, nghỉ ngơi mà vẫn ra mồ hôi là biểu hiện bất thường.”

Nguyên nhân gây bệnh ra mồ hôi chân tay


Ra mồ hôi tay gây khó khăn trong giao tiếp

Ra mồ hôi tay gây khó khăn trong giao tiếp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mồ hôi chân tay, như:

Do dây thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường.

Do lo lắng, hồi hộp, xúc động mạnh hay công việc căng thẳng. Do vị giác, do mang thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều…

Do yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới.

Ra mồ hôi tay có nguy hiểm không?

Theo ThS Tài, việc ra mồ hôi chân tay đôi khi không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, gây khó khăn trong giao tiếp, học tập, sinh hoạt…

Chính vì thế, ngay khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện ra mồ hôi tay chân, các bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe để xác định chính xác nguyên nhân gây ra mồ hôi chân tay (có thể tới khám tại chuyên khoa nội, thần kinh, nội tiết). Nếu có các bệnh lý cơ thể liên quan thì việc điều trị triệt để bệnh sẽ giúp khỏi tình trạng ra mồ hôi chân tay. Bên cạnh đó, cần có chế độ sinh hoạt một cách khoa học, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và tránh suy nghĩ quá nhiều.

Bài "Ra mồ hôi tay là bệnh gì, có nguy hiểm không?"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa