Showing posts with label trẻ sơ sinh. Show all posts
Showing posts with label trẻ sơ sinh. Show all posts

Danh sách 31 nước bùng phát virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Theo thông báo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (eCDC) hiện đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika xâm nhập hoặc lưu hành.
virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là danh sách 31 quốc gia đã xuất hiện virus gây bệnh teo đầu cho trẻ con và bản đồ ghi nhận sự lây lan của Zika trên thế giới, theo eCDC

STT
Tên quốc gia
Vùng ảnh hưởng trong vòng 2 tháng qua
Ghi nhận trong 9 tháng qua
1 Barbados Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
2 Bolivia Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
3 Brazil Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
4 Cabo Verde Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
5 Colombia Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
6 Curacao Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
7 Dominican Republic Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
8 Ecuador Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
9 El Salvador Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
10 French Guiana Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
11 Guadeloupe (France) Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
12 Guatemala Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
13 Guyana Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
14 Haiti Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
15 Honduras Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
16 Martinique (France) Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
17 Mexico Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
18 Nicaragua Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
19 Panama Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
20 Paraguay Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
21 Puerto Rico Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
22 Saint Martin (France) Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
23 Suriname Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
24 Thailand Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
25 Venezuela Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
26 Virgin island (US) Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
27 Fiji Không ghi nhận Có ghi nhận
28 Maldives Không ghi nhận Có ghi nhận
29 New Caledonia (France) Không ghi nhận Có ghi nhận
30 Samoa Không ghi nhận Có ghi nhận
31 Solomon Islands Không ghi nhận Có ghi nhận

Bản đồ các quốc gia có sự lây lan virus Zika:

Bản đồ đánh dấu các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây lan virus Zika trong vòng 2 tháng qua.
Bản đồ các quốc gia có sự lây lan virus Zika

Bản đồ đánh dấu các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây lan virus Zika trong vòng 2 tháng qua.
Bài "Danh sách 31 nước bùng phát virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh"
Nguồn Thụy Ân - suckhoe.vnexpress.net

Trẻ sinh non có nguy cơ bị thay đổi kết nối bộ não

Trẻ sinh non có nguy cơ bị thay đổi kết nối bộ não
Một nghiên cứu mới cho biết, cho biết, sinh non làm giảm khả năng kết nối trong vùng não liên quan đến chức năng nhận thức của trẻ.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng nhận thức

Các nhà khoa học thuộc trường King's College London tuyên bố, phát hiện trên của họ sẽ giúp giới nghiên cứu hiểu rõ hơn về lí do tại sao sinh non lại liên quan đến nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển thần kinh, chẳng hạn như tự kỷ và rối loạn suy giảm tập trung, chú ý lớn hơn.

Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí PNAS, các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ để xem xét những kết nối nhất định trong bộ não của 66 đứa trẻ. 47 bé trong số đó chào đời trước tuần thứ 33 của thai kỳ và do đó đối mặt với nguy cơ cao bị sút kém về thần kinh. 19 bé còn lại được sinh ra đủ ngày, đủ tháng.

Các kết nối não được kiểm tra nằm giữa vùng đồi não và vỏ não. Đây là những kết nối phát triển nhanh chóng trong giai đoạn một trẻ sinh non được chăm sóc trong khoa sơ sinh của bệnh viện.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng, tức là trong giới hạn từ tuần thai thứ 37 tới 42, có cấu trúc kết nối não rất giống ở người trưởng thành. Nó củng cố thêm các bằng chứng hiện có khẳng định, mạng lưới kết nối của bộ não người đã hoàn chỉnh lúc chào đời.

Sinh non, kết nối bộ não, trẻ sinh non, rối loạn chức năng nhận thức
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng nhận thức

Tuy nhiên, những trẻ sơ sinh đẻ non trước tuần thai thứ 33 được phát hiện có ít kết nối hơn giữa vùng gò đồi và các khu vực nhất định thuộc vùng vỏ não chuyên hỗ trợ các chức năng nhận thức cao hơn. Tuy nhiên, chúng có kết nối lớn hơn giữa vùng gò đồi với một khu vực thuộc vỏ não thị giác tiên khởi, liên quan đến việc xử lý các tín hiệu từ mặt, môi, hàm lưỡi và cổ họng.

Đứa trẻ chào đời càng thiếu tháng, sự khác biệt trong kiểu kết nối não của chúng so với những trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng càng lớn.

GS David Edwards – đồng tác giả nghiên cứu, thuộc Trung tâm Phát triển Não bộ - trường King's College London, khoa học hiện đại đã cho phép nhóm nghiên cứu đánh giá sự kết nối não bộ ở trẻ sinh non, điều mà một vài năm trước đây không thực hiện được. Vì vậy, việc có thể quan sát sự phát triển não ở trẻ khi chúng lớn lên sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho y học hiện đại.

Nhìn chung, nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ mang đến một bước gần hơn để biết được lý do tại sao trẻ sinh non lại có nguy cơ cao về vấn đề phát triển thần kinh. Đặc biệt, đây là nghiên cứu “đệm” cho các nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn nhằm mục đích tìm hiểu về sự phát triển của não bộ ở trẻ em sinh non khi chúng lớn lên và trưởng thành.

GS David Edwards cho biết thêm: "Cách đây vài năm, khoa học hiện đại từng chưa thể mô tả sinh động các kết nối trong bộ não người. Tuy nhiên, chúng ta hiện đã có thể quan sát sự phát triển não bộ ở trẻ khi chúng lớn lên và điều này nhiều khả năng sẽ tạo ra các lợi ích đáng kể cho y học".

Nghiên cứu được công bố trong cuộc họp của Viện hàn lâm Khoa học Nga.

Bài "Trẻ sinh non có nguy cơ bị thay đổi kết nối bộ não"
Theo Khoa Học Thú Vị - Mục Y Khoa

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng đối với các thai phụ ngay từ khi mang thai đến quá trình sinh nở, nuôi dưỡng…

Vậy, nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh? Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh như thế nào? 

Thế nào là nhiễm trùng sơ sinh?

Nhiễm trùng sơ sinh là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.

Triệu chứng
+ Trẻ không khỏe, ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường.
+ Trẻ có thể bị sốt hoặc hạ thân nhiệt.
+ Trẻ bị vàng da, bú kém hoặc bỏ bú.
+ Trẻ thở mệt: thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường..
+ Trẻ có biểu hiện bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu.
+ Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng tại da, rốn, mắt…

 
Nhiễm trùng rốn, da, bỏ bú, quấy khóc…là triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Lưu ý: 

+ Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.
+ Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ khó thở, co giật, chảy máu, tiêu chảy, vàng da, rốn đỏ hoặc chảy mủ, không bú được….

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

+ Lây truyền qua đường máu từ mẹ sang con (lây truyền trước sinh) do giang mai bẩm sinh, HIV, rubeola, cytomegalo virus, toxoplasmo.
+ Lây truyền qua đường ối do người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.
+ Lây truyền qua đường tiếp xúc khi sinh khi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.
+ Lây truyền do môi trường nhiễm bẩn, gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc với bệnh nhân.
+ Lây truyền khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân…

 
Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh do mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, môi trường nhiễm bẩn… 

Phương pháp phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Trước sinh

+ Thai phụ cần đi khám thai theo định kỳ, thử máu nhằm phát hiện các bệnh như giang mai, HIV, viêm gan B để có hướng phòng ngừa và điều trị.
+ Tiêm chủng Rubella cho mẹ trong độ tuổi sinh chưa nhiễm rubella.
+ Tiêm phòng uốn ván cho mẹ.
+ Điều trị dứt điểm các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục.
+ Cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ phần phụ.
+ Xử trí tốt những trường hợp vỡ ối sớm.
+ Không để chuyển dạ kéo dài…

 
Tiêm chủng Rubella, uốn ván cho thai phụ để phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Trong khi sinh

+ Bảo đảm sinh trong điều kiện vô trùng.
+ Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay bác sỹ, y tá...
+ Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Sau khi sinh

+ Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Người chăm sóc trẻ nên đeo găng tay vô trùng, mặc áo choàng.
+  Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt cho trẻ.
+ Phòng của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng, ấm, đầy đủ ánh sáng.
+ Cho trẻ bú mẹ để có các kháng thể IgA có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh tránh bị nhiễm trùng.

Lời kết

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh do các ổ nhiễm trùng ở tử cung, các màng vào nước ối đến thai, do mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai, thời gian chuyển dạ kéo dài, dụng cụ y tế không vô khuẩn…

Để tránh nhiễm trùng ở sơ sinh, các thai phụ cần đi khám thai đều đặn, tiêm chủng Rubella, uốn ván sơ sinh, điều trị dứt điểm các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục…Trẻ sau khi sinh cần vệ sinh da, rốn, mắt hàng ngày, cha mẹ cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, cho trẻ bú mẹ để có kháng thể bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm trùng… 

Bài "Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa"
Theo Bệnh.vn