Showing posts with label âm đạo. Show all posts
Showing posts with label âm đạo. Show all posts

50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS

1. AIDS (SIDA) là gì?
2.
Đă có thuốc trị khỏi HIV chưa?
       - Các đường lây
       - Tình dục
3. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái(*) dễ bị AIDS?
4. Quan hệ t́nh dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?
5. Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt ṿòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?
6. Tình dục an toàn là gì?
7. Trong quan hệ tình dục tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?
8. Bệnh hoa liễu (*) liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
9. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
10. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?
11. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, có đúng như vậy không?
12. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa" ? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?
13. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
14. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?
15. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
16. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)
17. Em không muốn có quan hệ trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn vậy em phải làm sao?
18. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?
19. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?
Đường máu
20. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
22. Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
23. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?
24. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
25. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
26. Cho máu bị từ chối, có phải đă nhiễm HIV không?
27. Dùng quẹt gaz đốt các lưỡi lam đă xài rồi th́ có bảo đảm diệt được HIV không?
28. Khám phụ khoa có lây AIDS không?
29. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
30. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
31. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
Lây hay không lây?
32. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để t́m ra thuốc trị AIDS?
33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Xét nghiệm
34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?
35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có t́m ra HIV không?
38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?
Triệu chứng và chăm sóc
39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là ǵ?
40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là ǵ?
41. Tâm lư người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?
42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?
43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
Các vấn đề xă hội
44. Mặc dù đă biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (vì có những thành phần vô ư thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?
46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?
47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không ?
48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?

------------------------------------------------------------------------------------
50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS

50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS
- Nhiều tác giả -

1. AIDS (SIDA) là gì?

AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải.(*)
Đây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV (**). HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch là hàng rào pḥng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong 
(*) Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải:
Hội chứng: một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như : sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch v.v... do một căn bệnh nào đó gây ra,
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống pḥng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là t́nh trạng hệ miễn dịch trở nên bị yếu kém.
Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống.
(**) HIV: Human Immunodeficiency Virus: siêu vi gây suy giảm miễn dịch ở người. Có 2 loại: HIV1 và HIV2.

2. Đă có thuốc trị khỏi HIV chưa?

Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Đến nay, các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đă đạt vài tiến bộ quan trọng như:
Dùng phối hợp hai, ba thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc.
Tìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh.
Tuy nhiên cần phải theo dơi ít nhất 35 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác, tiền thuốc quá cao: 10.00015.000 đôla Mỹ mỗi năm cho một người bệnh. V́ vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

3. HIV lây qua quan hệ t́nh dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái(*) dễ bị AIDS?

Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo (**) sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam... do động tác giao hợp gây ra.
Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.
(*) Quan hệ tình dục có hai loại : Dị tính luyến ái (Heterosexual) là quan hệ giữa hai người khác phái tức là nam với nữ, Đồng tính luyến ái (Homosexual) là quan hệ giữa hai người đồng phái : nam với nam (gay, pêđê), nữ với nữ (lesbian). Đa số nhân loại là Dị tính luyến ái , chỉ khoảng 1% là Đồng tính luyến ái mà thôi.
(**) Âm đạo : Đường sinh dục trong của nữ, bắt đầu từ cửa mình đến cổ tử cung.
Âm hộ : Bộ phận sinh dục ngoài của nữ.
Dương vật : Bộ phận sinh dục ngoài của nam.

4. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?

Quan hệ t́nh dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xẩy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. vì vậy, quan hệ t́nh dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

5. Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?

Xuất tinh ra ng̣ai âm đạo, đặt ṿng tránh thai chỉ tránh được... thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS!

6. Tình dục an toàn là gì?

Tình dục an toàn (safe sex) là "nghệ thuật" đạt cùng lúc hai yêu cầu : hưởng thụ tình dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn t́nh xâm nhập vào cơ thể. Để đạt yêu cầu này có hai cách : thứ nhất là không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, xoa bóp... (kể cả thủ dâm); thứ hai là giao hợp được bảo vệ bằng bao bao su. T́nh dục an toàn không những pḥng được AIDS mà c̣n tránh được các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục như giang mai, lậu, mồng gà ...

7. Trong quan hệ tình dục tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?

Chỉ riêng về mặt sinh học, âm đạo có diện tiếp xúc rộng, lại dễ có khả năng trầy xước và viêm nhiễm hơn bộ phận sinh dục nam. Phụ nữ là người nhận trong lúc tinh dịch người bị nhiễm lại chứa HIV nhiều hơn so với dịch âm đạo. Về mặt xă hội, đa số phụ nữ ở vào tư thế bị động, dù họ có ư thức pḥng tránh bệnh nhưng khuyên bạn tình dùng bao cao su không phải là chuyện dễ !

8. Bệnh hoa liễu (*) liên quan như thế nào với HIV/AIDS?

Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường t́nh dục. Mắc bịnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng nhiễm HIV.
(*) Bệnh hoa liễu : Ngày nay được gọi là Bệnh lây truyền qua đường t́nh dục (Sexually Transmitted Diseases) , thường gọi tắt theo tiếng Anh là STD. STDs do khoảng 24 mầm bệnh gây ra ,thường gặp nhất là : lậu, giang mai, mồng gà, trùng roi, hạ cam mềm, hột xoài, nấm Candida và HIV/AIDS.

9. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?

Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)
Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

10. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?

Chỉ là sờ ngoài thôi thì không sao, nhưng nếu cô ta mà hôn vào của cháu thì không có gì đảm bảo rằng cháu không có nguy cơ lây nhiễm HIV và các loại bệnh khác.

11. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, có đúng như vậy không?

Cô gái ấy đă nói đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào có thai được, nên không cần bao cao su.
Còn để ngừa AIDS, thì cô gái ấy nói sai hoàn toàn. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đă chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đă bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

12. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa" ? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?

Gọi BCS là áo mưa chẳng qua trong văn chương người ta thường dùng từ " Mây mưa " để ám chỉ quan hệ tình dục, mặc áo mưa để ám chỉ việc tránh thai, phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục, nhất là phòng chống HIV/AIDS.
Gần như chắc chắn 100% an toàn nếu mang BCS trong giao hợp, trừ trường hợp BCS bị lủng hoặc dùng chất bôi trơn không đúng. BCS lủng là vì chưa biết cách mang như làm rách khi xé bao bì, bể bao khi phóng tinh do quên bóp núm nhỏ ở đầu bao khi mang. Còn việc dùng chất bôi trơn không đúng bao sẽ có những vết thủng ly ti khiến cho virus thấm vào, nếu tránh được những điều đó thì yên tâm, mang một BCS là đủ cần chi đến 2 hay 3 cái cho mất vui chứ..
Không chỉ có BCS mà hàng hoá khác cũng mất đi chất lượng vào thời kỳ quá đát...

13. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?

Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc.
Trình tự mang BCS :
  • Đẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao
  • Hướng mang bao là núm bao ở trên, ṿng bao phía ngoài.
  • Bóp xẹp đầu bao rồi chụp ṿng bao lên đầu dương vật.
  • Lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật
  • Sau khi phóng tinh, vừa giữ đáy bao vừa rút dương vật đang còn cương ra
  • Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.

14. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?

Anh bạn đó nói dóc 100%, cho đến nay loại kem có thể phòng HIV/AIDS nhân loại vẫn chưa tìm ra. Nếu bạn là phụ nữ và là bạn tình của anh ta, thì đừng giao hợp với anh ta nếu anh ta không sử dụng bao (biết đâu anh ta đă nhiễm HIV và ỷ lại với thứ kem diệt khuẩn ấy!)

15. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?

Yêu là quyền con người, không ai cấm cản được. Trường hợp hai người đều nhiễm, tuy hết sợ lây HIV nhưng cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm, ngoài ra vẫn khuyến khích dùng bao cao su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (nếu có).

16. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)

Chắc chắn là không thể ngăn cản được virus rồi! vì trong lúc giao hợp thì virus có dư thời gian đi vào cơ thể bạn để "sinh con đẻ cái", chứ nó đâu có "khờ khờ" mà nằm bên ngoài chờ người ta sát trùng!

17. Em không muốn có quan hệ trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn vậy em phải làm sao?

Chuyện này đơn giản thôi, phải dùng kế hoãn binh, anh thích thì em chiều ngay, nhưng trước khi em chiều anh thì anh phải chiều em cái đã.
Tất nhiên là anh ta sẽ đồng ý ngay thôi và bạn không nên bỏ lỡ thời cơ.
Vậy anh phải chờ đến khi kết hôn cái đã.
Còn nếu sau câu đó mà anh ta không bằng lòng, đòi chia tay thì rõ ràng anh ta chưa yêu chân thật, tóm lại bạn muốn giữ gìn thì đừng tạo điều kiện gần gũi quá đáng vì tình cảm rất khó nói và khó dừng. Cần phải biết kìm chế.

18. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?

Tuy khó đấy nhưng không phải không có cách, bạn phải tế nhị tìm ra sự ngại ngần của anh ấy là ở chỗ nào thì mới có cách tốt nhất.
Ví dụ như : E ngại vấn đề khoái cảm, không tin chất lượng BCS, hoặc là cho rằng mình chưa được tin cậy...

19. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?

Tùy cơ ứng biến, nếu chưa thuyết phục dứt khoát được ngay thì nên lánh mặt một thời gian, đồng thời tìm người có uy tín đối với bạn ấy (cha mẹ, người thân, bạn bè...) tìm cách khuyên bảo dần dần. Nếu cần, nên đến các Trung tâm tham vấn về tâm lư hoặc về HIV/AIDS để được giúp đỡ cụ thể hơn.

20. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?

Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.

21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?

Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngơ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

22. Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?

Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!

23. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?

Rất tiếc cơ thể người ta không giống như... chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới. Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm. Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.

24. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?

Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.

25. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?

HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
  • Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
  • Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.

26. Cho máu bị từ chối, có phải đă nhiễm HIV không?

Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, kư sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.
Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đă mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do ḿnh đă nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.

27. Dùng quẹt gaz đốt các lưỡi lam đă xài rồi th́ có bảo đảm diệt được HIV không?

Không bảo đảm diệt được HIV. Muốn dùng sức nóng để diệt HIV trong các vật dụng, y dụng cụ kim loại đă sử dụng, theo Y học chỉ có ba cách:
  • Một, hấp hơi nước bằng lồng áp suất ở 121oC, áp suất 2 atmosphère trong 20 phút.
  • Hai, hấp khô bằng lồng điện ở 170oC trong 2 giờ.
  • Ba, nấu trong nước sôi liên tục 20 30 phút kể từ lúc sôi. 

28. Khám phụ khoa có lây AIDS không?

Không lây nếu thầy thuốc áp dụng các biện pháp pḥng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân, bằng cách: 
Khử trùng dụng cụ đúng cách.
Thao tác khám chính xác, không gây sây sát cho bệnh nhân. Phụ khoa là vấn đề sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ nhiễm HIV mà không đi khám và chữa trị kịp thời.

29. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?

Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.

30. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?

Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh.
Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ c̣n đáng sợ hơn HIV/AIDS.

31. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không? Lây hay không lây?

Được, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người đàn ông không nhiễm HIV khác, chứ với tinh dịch của chồng, bạn có thể bị lây truyền HIV. Do vậy,cũng như hiến máu, để pḥng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

32. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?

HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

Cả hai trường hợp đều không lây.
Ăn uống chung không lây v́ nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

34. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?

Vẫn lây như thường! Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đă có sẵn trong máu mà xét nghiệm thi chỉ tim kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh). Ở thời kỳ cửa sổ thi HIV đă xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng c̣n quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.
(*) Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đă nhiễm HIV, âm tính () có thể không nhiễm HIV hoặc đă nhiễm nhưng c̣n trong "Thời kỳ cửa sổ",cần làm lại xét nghiệm để xác định. "Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ t́nh dục, chích ma tuư chung kim ống v.v... là 6 tháng. Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.

35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?

Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn t́nh hoặc với người nhiều bạn t́nh như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...
Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tim hiểu rõ và nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách pḥng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.

36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?

Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "Thời kỳ cửa sổ", tức là thời kỳ đă có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm " nguy cơ " mới!

37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?

Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!

38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?

Khi đă yêu nhau thì phải có niềm tin và thông cảm lẫn nhau. Hiện nay, HIV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai dù lớn hay bé, công chức hay nhân viên khách sạn. Điều đáng nói là họ có hành vi an toàn và có kiến thức về AIDS hay không. Muốn biết rơ nhiễm HIV hay không, chỉ có cách đi xét nghiệm.
Công việc trước khi kết hôn có nên đi xét nghiệm hay không là do bạn và người bạn đời của bạn quyết định. Về nguyên tắc thì nên đi xét nghiệm, kể cả xét nghiệm STD(*).

39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?

Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì giêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đă bị nhiễm. Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là phải xét nghiệm (thử máu).

40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?

Người nhiễm HIV khi đă tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès) (*), bệnh zona (giời leo) (**) tái đi tái lại, bệnh đẹn (***) ở họng, miệng, nổi hạch (****) kéo dài hơn 3 tháng v.v...
Nhưng cần lưu ư một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch (*****)...cũng có thể cho những biểu hiện trên.
Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu. Không nên thấy ai "giống giống" cũng chụp mũ người ta bị AIDS!

41. Tâm sự người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?

Khi biết mình nhiễm HIV, nhiều người thường cho rằng tất cả đều đă chấm hết(!). Họ bị nhiều chấn động về tâm lư như sợ hăi, khủng hoảng, suy sụp tinh thần ... Những chấn động này nếu quá nặng nề cũng có thể bị điên lắm chớ !
Trong giai đoạn này, vai trò của tham vấn viên và thái độ cư xử của cộng đồng, gia đình, bạn bè là hết sức quan trọng để người nhiễm ổn định tâm lư và tiếp tục ḥa nhập vào xă hội.

42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?

Gọi nhiễm HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể, còn gọi AIDS là khi người nhiễm HIV đã suy giảm miễn dịch thể hiện qua xét nghiệm máu có số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khỏe sa sút với nhiều chứng và nhiều bệnh nguy hiểm. Phân biệt nhiễm HIV và AIDS nhằm để tiên lượng bệnh, thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp, điều trị và đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng vẫn sống, lao động bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã bộc phát AIDS, sức khỏe họ sẽ suy sụp nhanh có thể chỉ trong vài tháng.

43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?

Người bệnh cần hiểu rơ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:

Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su.

Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.

Các loại rác có máu như: giấy, bông g̣n, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi văi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).

Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.

44. Mặc dù đă biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?

Do bạn quá sợ hăi đấy thôi. Nếu họ là người đàng hoàng biết giữ gìn, tránh lây nhiễm HIV cho người khác thì có gì mà phải sợ, cứ tiếp xúc với họ như tiếp xúc với một người bình thường, miễn là tránh những kiểu tiếp xúc dẫn đến 3 đường lây mà bạn đă biết.

45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (vì có những thành phần vô ư thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?

Không cần và thật ra cũng không tài nào tập trung họ nổi, vì số người nhiễm thực tế cao hơn số thống kê nhiều. Cần nhất là đả thông tư tưởng cho cả người nhiễm lẫn người không nhiễm để phòng tránh lây lan HIV. Người nhiễm HIV, theo Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS của nước ta, vẫn được sống chung với gia đ́nh và cộng đồng, b́nh đẳng về quyền lợi và trách nhiệm như mọi công dân khác. C̣n thành phần vô ư thức sẽ bị nghiêm trị theo luật định.
Quan niệm "tập trung" sẽ tạo ra sự yên tâm giả tạo vô cùng nguy hiểm, bởi v́ bên ngoài sự tập trung vẫn c̣n người nhiễm HIV và người chưa nhiễm lại thiếu ư thức đề phòng.

46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?

Không. Các nơi trên chỉ tập trung đối tượng tệ nạn xã hội (xì ke, mại dâm ...) để giáo dục và dạy nghề giúp họ tái hội nhập cộng đồng, chứ không phải vì họ là những người nhiễm HIV.

47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không ?

Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!

48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?

Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ ḿnh sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tính cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia. Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn gược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hăy chờ cơ hội thuận tiện.

49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.

50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?

Người nhiễm HIV không phải là phạm nhân, nghĩa là họ có quyền có việc làm như mọi người khác. Phải giải thích cho chủ hiểu vấn đề này, và nhờ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động giúp đỡ dựa trên luật pháp của Việt nam. 
Hết (Báo thông tin y học)

Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Nếu sa tử cung nhẹ, điều trị thường là không cần thiết. Nhưng nếu sa tử cung làm cho khó chịu hay phá vỡ cuộc sống bình thường, có thể hưởng lợi từ điều trị. Tùy chọn bao gồm sử dụng một thiết bị hỗ trợ đưa vào âm đạo hoặc phẫu thuật để sửa chữa.

Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo là gì?

Sa tử cung xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, hỗ trợ không đầy đủ cho tử cung. Tử cung xuống vào trong ống âm đạo. 

Sa tử cung ở phụ nữ mãn kinh thường ảnh hưởng đến những người đã có một hoặc nhiều lần sinh theo đường âm đạo. Thiệt hại đến các mô hỗ trợ trong khi mang thai và sinh con, ảnh hưởng của trọng lực, mất estrogen, và lặp đi lặp lại căng thẳng trong nhiều năm đều có thể làm suy yếu khung xương chậu và dẫn đến sa tử cung. 

Nếu sa tử cung nhẹ, điều trị thường là không cần thiết. Nhưng nếu sa tử cung làm cho khó chịu hay phá vỡ cuộc sống bình thường, có thể hưởng lợi từ điều trị. Tùy chọn bao gồm sử dụng một thiết bị hỗ trợ đưa vào âm đạo hoặc phẫu thuật để sửa chữa.

Các triệu chứng Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Sa tử cung khác nhau ở mức độ nghiêm trọng, có thể sa tử cung nhẹ và không trải nghiệm dấu hiệu hay triệu chứng. Hoặc có thể trung bình đến sa tử cung nặng. Nếu trường hợp này, có thể trải nghiệm những điều sau đây:

+ Cảm giác nặng nề hoặc kéo vào xương chậu.
+ Mô nhô ra từ âm đạo.
+ Tiểu khó khăn, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu hoặc bí đái.
+ Vấn đề khi đi tiêu. 
+ Đau lưng vùng thấp.
+ Cảm thấy như thể đang ngồi trên một quả bóng nhỏ hay như một cái gì đó rơi ra khỏi âm đạo.
+ Các triệu chứng ít khó chịu vào buổi sáng và nặng hơn trong ngày. 

Sa tử cung không cần điều trị trừ khi là nghiêm trọng. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng trở nên khó chịu và làm gián đoạn hoạt động bình thường, làm một cuộc hẹn với bác sĩ để thảo luận về các lựa chọn.

Nguyên nhân Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Mang thai và chấn thương xảy ra trong khi sinh, đặc biệt là với trẻ lớn hoặc sau sinh khó, là những nguyên nhân chính của sự yếu kéo dài của cơ và hỗ trợ các mô dẫn đến sa tử cung. Mất trương lực cơ liên kết với lão hóa và giảm tuần hoàn estrogen sau khi mãn kinh cũng có thể đóng góp vào sa tử cung. Trong những trường hợp hiếm hoi, sa tử cung có thể được gây ra bởi một khối u trong khoang chậu. 

Di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong sức mạnh của các mô hỗ trợ. Phụ nữ gốc Bắc Âu có tỷ lệ cao hơn sa tử cung hơn những phụ nữ gốc châu Á và châu Phi.

Yếu tố nguy cơ Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sa tử cung:
+ Một hoặc nhiều lần mang thai và sinh qua đường âm đạo.
+ Sinh em bé lớn.
+ Lớn tuổi.
+ Thường xuyên nâng vật nặng.
+ Ho mãn tính.
+ Thường xuyên căng thẳng trong thời gian đi tiêu.
+ Khuynh hướng di truyền cho sự yếu kém trong mô liên kết. 

Một số điều kiện, chẳng hạn như béo phì, táo bón mãn tính và rối loạn tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), có thể đặt căng thẳng về cơ và mô liên kết ở xương chậu và có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của sa tử cung.

Các biến chứng Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Biến chứng có thể xảy ra của sa tử cung bao gồm: 

Loét. Trong trường hợp nghiêm trọng của sa tử cung, một phần của các lớp lót âm đạo có thể dời sa xuống và nhô ra bên ngoài cơ thể, cọ xát vào quần lót. Ma sát có thể dẫn đến lở loét âm đạo (viêm loét). Trong trường hợp hiếm hoi, các vết loét có thể bị nhiễm trùng. 

Sa cơ quan khác vùng chậu. Nếu trải nghiệm sa tử cung, cũng có thể đã sa các cơ quan khác vùng chậu, bao gồm cả trực tràng và bàng quang. Bàng quang sa (cystocele) lồi ra vào phần phía trước của âm đạo, có thể dẫn đến khó khăn trong việc đi tiểu và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Điểm yếu của mô liên kết nằm trong trực tràng có thể gây ra sa trực tràng (rectocele), có thể dẫn đến việc đi tiêu khó khăn.

Các xét nghiệm và chẩn đoán Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Các xét nghiệm hoặc khám lâm sàng để chẩn đoán sa tử cung bao gồm: 

Khám vùng chậu. Bác sĩ sẽ khám vùng chậu để kiểm tra các dấu hiệu của sự sa tử cung. Có thể kiểm tra trong khi nằm xuống và khi đứng lên. 

Bảng câu hỏi. Có thể điền mẫu đơn để giúp bác sĩ đánh giá mức độ của sa và ảnh hưởng đến chất lượng sống thế nào. Thông tin thu thập được cũng giúp hướng dẫn quyết định điều trị. 

Kiểm tra hình ảnh. Hình ảnh kiểm tra thường không cần thiết cho sa tử cung, nhưng chúng đôi khi rất hữu ích trong việc đánh giá mức độ sa. Bác sĩ có thể khuyên nên siêu âm hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá tình trạng.

Phương pháp điều trị và thuốc Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Giảm cân, ngưng hút thuốc lá và việc điều trị thích hợp cho vấn đề y tế góp phần, chẳng hạn như bệnh phổi với ho, có thể làm chậm sự tiến triển của sa tử cung. 

Nếu có  sa tử cung rất nhẹ, hoặc không có triệu chứng hoặc triệu chứng không quá khó chịu, không cần thiết điều trị. 

Thay đổi lối sống có thể là bước đầu tiên để giảm bớt triệu chứng của sa tử cung: 

Đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, để giảm thiểu những ảnh hưởng của việc thừa cân vào cấu trúc chậu hỗ trợ. 

Thực hiện bài tập Kegel, để tăng cường cơ sàn chậu. 

Tránh nâng vật nặng và căng thẳng, để giảm áp lực bụng vào vùng cấu trúc hỗ trợ chậu

Một đồ dùng giữ tử cung nguyên phù hợp với chỗ bên trong âm đạo và được thiết kế để giữ tử cung tại chỗ. 

Có một số trở ngại đối với các thiết bị này. Dụng cụ để giữ tử cung nguyên chổ trong âm đạo có thể được sử dụng rất ít cho phụ nữ với sa tử cung nặng. Ngoài ra, đồ dùng có thể kích thích tế bào âm đạo, có thể đến mức gây lở loét. Phụ nữ với đồ giữ âm đạo mà không được tháo thường xuyên để làm sạch có thể có dịch mùi hôi. Và đồ giữ âm đạo có thể ảnh hưởng quan hệ tình dục. 

Nếu thay đổi lối sống không cứu trợ từ các triệu chứng của sa tử cung, hoặc nếu không muốn sử dụng đồ giữ tử cung nguyên chổ, phẫu thuật sửa chữa là một lựa chọn. Phẫu thuật sửa chữa sa tử cung thường đòi hỏi phải cắt bỏ tử cung và đường âm đạo để loại bỏ tử cung và mô âm đạo quá mức. Trong một số trường hợp, phẫu thuật sửa chữa có thể qua một mảnh ghép của mô, mô nhà tài trợ hoặc vật liệu tổng hợp vào một số cấu trúc sàn chậu bị suy yếu để hỗ trợ các cơ quan vùng chậu. 

Các bác sĩ thường thích thực hiện sửa chữa sa tử cung vào đường âm đạo vì làm thủ tục có liên quan với cơn đau ít sau khi phẫu thuật, chữa bệnh nhanh hơn và một kết quả thẩm mỹ tốt hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật qua âm đạo không kéo dài như phẫu thuật bụng. Và nếu không phải cắt bỏ tử cung trong khi phẫu thuật, sa âm đạo có thể tái diễn. Các kỹ thuật nội soi - sử dụng vết mổ bụng nhỏ hơn, cung cấp một phương pháp ít xâm lấn để phẫu thuật bụng. 

Không thể là một ứng cử viên tốt cho phẫu thuật để sửa chữa sa tử cung, nếu có kế hoạch có thêm con. Mang thai và sinh con đặt căng thẳng trên các mô hỗ trợ của tử cung và có thể lùi lại những lợi ích của phẫu thuật sửa chữa. Ngoài ra, đối với phụ nữ với các vấn đề y tế chính, gây mê phẫu thuật có thể đặt ra một rủi ro quá lớn. Dụng cụ giữ tử cung nguyên chổ được sử dụng có thể lựa chọn tốt nhất cho điều trị các triệu chứng khó chịu trong những trường hợp này.

Phòng chống Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo

Sa tử cung có thể không có một cái gì đó có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ bị sa tử cung nếu: 

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Bằng cách giữ hoặc đạt được trọng lượng kiểm soát, có thể làm giảm nguy cơ bị sa tử cung. 

Thực hành bài tập Kegel. Bởi vì mang thai và sinh con có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu và mô liên kết, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập Kegel - đặc biệt các bài tập liên tục bóp và thư giãn các cơ của khung xương chậu - trong khi mang thai và sau đó. Để thực hiện các bài tập, thắt chặt cơ xương chậu như thể dừng lại dòng nước tiểu. Làm các bài tập nhiều lần trong ngày. 

Kiểm soát ho. Điều trị ho mãn tính, viêm phế quản, và không hút thuốc.

Bài "Sa tử cung - Tử cung xuống vào trong âm đạo"
Nguồn Điềutrị.vn

Polyp tử cung - Khối u tử cung

Khối u tử cung dẫn đến vô sinh vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu có khối u tử cung đã trải qua vô sinh, loại bỏ các khối u có thể tăng cường khả năng sinh sản.

Polyp tử cung - Khối u tử cung - ảnh 01
Polyp tử cung - Khối u tử cung - ảnh 01

Polyp tử cung là gì?

Polyp tử cung tăng trưởng gắn liền với thành trong của tử cung và lồi vào trong khoang tử cung. Các tế bào trong niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) Phát triển quá mức dẫn đến hình thành khối u tử cung. Các kích thước của khối u tử cung khoảng từ một vài mm - không lớn hơn một hạt me - để vài cm - có kích thước hoặc lớn hơn quả bóng gold. Chúng được gắn vào thành tử cung. 

Có thể có một hoặc nhiều khối u tử cung. Thường ở bên trong tử cung, nhưng đôi khi, có thể trượt xuống qua cổ tử cung vào trong âm đạo. Mặc dù chúng có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ hơn, nhưng khối u tử cung thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 40 và 50.

Các triệu chứng Polyp tử cung - Khối u tử cung

Có thể có khối u tử cung mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. 

Dấu hiệu của khối u tử cung bao gồm:
+ Chảy máu kinh nguyệt bất thường - ví dụ, có thường xuyên, kỳ không thể đoán trước về độ dài và độ nặng.
+ Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
+ Khoảng thời gian kinh nguyệt quá dài.
+ Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.
+ Khô. 

Khối u tử cung có thể phát triển ở phụ nữ trước hoặc sau mãn kinh. Sau mãn kinh phụ nữ có thể trải nghiệm chỉ chảy máu nhẹ hay ra máu. 

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có:
+ Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.
+ Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
+ Chảy máu kinh nguyệt không đều.

Nguyên nhân Polyp tử cung - Khối u tử cung

Mặc dù nguyên nhân chính xác của khối u tử cung chưa được biết rõ, các yếu tố nội tiết xuất hiện để có vai trò. Polyp tử cung là nhạy cảm estrogen, có nghĩa là đáp ứng với estrogen theo cách mà thành tử cung không phát triển để đáp ứng với estrogen tuần hoàn. 

Yếu tố nguy cơ
Đang ở nguy cơ phát triển khối u tử cung, nếu:
+ Béo phì.
+ Dùng tamoxifen, một thuốc điều trị ung thư vú.
+ Huyết áp cao.

Các biến chứng Polyp tử cung - Khối u tử cung

Khối u tử cung dẫn đến vô sinh vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu có khối u tử cung đã trải qua vô sinh, loại bỏ các khối u có thể tăng cường khả năng sinh sản. Trong một nghiên cứu, phụ nữ vô sinh đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ polyp có tỷ lệ mang thai cao hơn nhiều - 63 phần trăm so với 28 phần trăm. 

Polyp tử cung cũng có thể có nguy cơ sẩy thai tăng ở phụ nữ trải qua thụ tinh nhân tạo (IVF). Nếu đang trải qua thụ tinh ống nghiệm và có khối u tử cung, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên loại bỏ polyp trước khi chuyển phôi.
Polyp tử cung - Khối u tử cung - Ảnh 02
Polyp tử cung - Khối u tử cung - Ảnh 02

Các xét nghiệm và chẩn đoán Polyp tử cung - Khối u tử cung

Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u tử cung, có thể thực hiện một trong các bài kiểm tra sau hoặc thủ tục: 

Siêu âm. Thiết bị được đặt trong âm đạo, sóng âm tạo ra hình ảnh của tử cung, bao gồm cả bên trong của nó. Một thủ tục liên quan, được gọi là hysterosonography, bao gồm nước muối tiêm vào tử cung qua một ống nhỏ luồn qua cổ tử cung và âm đạo. Mở rộng khoang tử cung, cho bác sĩ nhìn rõ ràng hơn bên trong tử cung. 

Soi. Bác sĩ có thể thực hiện một thủ tục gọi là soi để chẩn đoán và điều trị khối u tử cung. Trong soi, bác sĩ chèn vào tử cung một ống mỏng linh hoạt, ống kính qua âm đạo cổ tử cung vào. Soi cho phép bác sĩ để kiểm tra bên trong tử cung và loại bỏ khối u được tìm thấy. Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết của một thủ tục tiếp theo. 

Nạo. Trong quá trình nạo, bác sĩ sử dụng một dụng cụ kim loại dài với một vòng lặp để cạo thành bên trong tử cung. Điều này có thể được thực hiện để thu thập một mẫu để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc loại bỏ polyp. Bác sĩ có thể thực hiện nạo với sự hỗ trợ của hysteroscope, cho phép bác sĩ xem bên trong tử cung trước và sau khi thủ tục. Khi thực hiện mà không cần sự trợ giúp của hysteroscope, thủ tục được gọi là nạo mù. 

Hầu hết các khối u tử cung không phải ung thư (lành tính). Tuy nhiên, một số thay đổi tiền ung thư của tử cung (tăng sản nội mạc tử cung) hoặc ung thư tử cung (ung thư nội mạc tử cung) xuất hiện như là khối u tử cung. Bác sĩ có thể gửi một mẫu mô phân tích trong phòng thí nghiệm để chắc chắn không bị ung thư tử cung.

Phương pháp điều trị và thuốc Polyp tử cung - Khối u tử cung

Để điều trị khối u tử cung, có thể xem xét: 

Cảnh giác chờ đợi. Khối u nhỏ không có triệu chứng có thể tự cải thiện. Điều trị là không cần thiết trừ khi đang có nguy cơ bị ung thư tử cung. 

Thuốc. Một số thuốc nội tiết, bao gồm progestins và hormone agonist-gonadotropin, có thể co polyp tử cung và giảm bớt triệu chứng. Nhưng uống thuốc như vậy thường tốt nhất là một giải pháp ngắn hạn - triệu chứng thường tái phát khi ngưng dùng thuốc. 

Nạo. Sử dụng một dụng cụ kim loại dài với một vòng lặp để cạo thành bên trong tử cung. Điều này có thể được thực hiện để thu thập một mẫu để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc loại bỏ polyp. Bác sĩ có thể thực hiện nạo với sự hỗ trợ của hysteroscope, cho phép bác sĩ xem bên trong tử cung trước và sau khi thủ tục. 

Phẫu thuật cắt bỏ. Nếu qua soi, dụng cụ chèn qua hysteroscope - bác sĩ sử dụng để xem bên trong tử cung - có thể loại bỏ khối u. Các polyp được loại bỏ có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra bằng kính hiển vi. 

Cắt bỏ tử cung. Nếu kiểm tra cho thấy polyp tử cung có chứa tế bào ung thư, phẫu thuật cắt bỏ tử cung trở nên cần thiết. 

Khối u tử cung, khi loại bỏ, có thể tái diễn. Có thể cần phải trải qua điều trị nhiều hơn một lần.

Bài "Polyp tử cung - Khối u tử cung"
Nguồn Điềutrị.vn