Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh. Kháng sinh là một loại thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh có thể gây hiện tượng kháng thuốc trên vi khuẩn (nhờn thuốc). Người bệnh thường phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn loại trước nếu như bệnh không khỏi dứt điểm.


Một báo cáo của Chính phủ Anh mới đây cho biết, cứ 7 người uống kháng sinh thì có một người không thấy hiệu quả. Chính phủ nước này cũng kêu gọi người dân không cần thiết phải uống kháng sinh nếu ho, cảm dưới 5 ngày.

Theo Trung tâm Quốc gia về Chủng ngừa và Bệnh hô hấp Mỹ (NCIRD), kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn (bacteria) và không thể chống lại các bệnh do siêu vi (virus) như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phế quản, xoang và viêm tai. Việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này có thể gây thêm tác dụng phụ (phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, sốc phản vệ) và loại bỏ các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Trong một khuyến cáo năm 2014, tổ chức này khuyên làm giảm triệu chứng là lựa chọn điều trị tốt hơn khi nhiễm virus.

Người bệnh nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giảm mọi hoạt động không cần thiết để cơ thể nhanh bình phục. Nên uống nhiều nước, ăn súp hoặc cháo nóng để duy trì lượng nước trong cơ thể. Bệnh do virus cần một tuần hoặc hơn để hồi phục. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng một số dược liệu thiên nhiên dưới đây có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ.

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh
Cảm cúm khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi.

Cúc tần

Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.

Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.

Cây tía tô

Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Vỏ và lá bưởi

Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.
Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.

Tỏi tía

Tỏi tía là vị thuốc cổ truyền có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho.

Còn theo y học hiện đại, hoạt chất chính trong tỏi là Allicin (hoạt chất chứa gốc lưu huỳnh tạo nên mùi vị đặc trưng của tỏi) có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi. Tỏi có khả năng diệt virus và không bị kháng. Ngoài ra, loại thực vật này còn làm giảm mỡ máu, mỡ trong gan, chống oxy hóa mạnh, kích thích tiêu hoá mạnh và ngăn ngừa đau bụng do nhiễm lạnh. Dùng tỏi hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh mỗi khi chuyển mùa.

Mặc dù tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh, song người bệnh vẫn chưa biết cách dùng tỏi hiệu quả. Thói quen xào, nướng, nấu chín tỏi, nghiền tỏi thành bột và sấy khô để dập thành viên (viên bột tỏi), ủ lên men (tỏi đen)… sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của tỏi.

Để điều trị cảm cúm bằng tỏi, người bệnh nên giã nát tỏi và ngửi nhiều lần (xông mũi, họng) hoặc giã tỏi uống với nước. Tuy nhiên, ăn tỏi tía sống ít có hiệu quả vì tiền chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển hóa dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa, mùi tỏi sống có thể gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực. Thay vào đó, người bệnh có thể thái lát tỏi, ngâm dấm trong vòng 30 ngày và ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Để có hiệu quả cao, người bị cảm cúm có thể sử dụng các thực phẩm chiết lấy thành phần sinh học có trong tép tỏi và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhằm tránh mùi vị khó chịu và kích thích hô hấp khi ngủ.

Bài "Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh"
Theo Vnexpress

Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản

Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản

Hen phế quản là loại bệnh liên quan đến các yếu tố gây dị ứng từ môi trường như khói, bụi, sơn, phấn hoa, thức ăn... Người bị bệnh thường khó thở, thở gấp, các cơn cấp gây co thắt, không thở được…nếu không có thuốc kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. 


Để phòng bệnh, ngoài việc phòng tránh những yếu tố gây dị ứng thì chế độ ăn uống khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh.  

Vậy, chế độ ăn uống cho người bị hen phế quản như thế nào? 

Tìm hiểu về bệnh hen phế quản

Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.

 
Hen phế quản là loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân hen phế quản

Thực phẩm giàu magnesium

Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản rất tốt cho người bị hen phế quản. 

Phương pháp: bổ sung thực phẩm giàu magnesium gồm các loại rau lá xanh, cà chua, các loại đậu, hạt, chuối, ngũ cốc nguyên cám, sữa và chế phẩm từ sữa, atisô…

Thực phẩm có chứa acid béo Omega 3

Những thực phẩm có chứa acid béo Omega 3 giúp  tăng cường sức miển dịch, chống viêm tự nhiên, rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp.

Phương pháp: bổ sung acid béo Omega 3 trong các loại cá, rau quả, quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh...

 
Thực phẩm chứa Omega 3 giúp ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp

Thực phẩm giàu vitamin C

Dùng vitamin C cho người bị hen phế quản giúp giảm 25% bệnh lý tắc nghẽn đường dẫn khí.
Phương pháp: bổ sung vitamin C tự nhiên trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt, cam, quýt, bưởi và rau xanh như rau dền, rau diếp …trong thực đơn hàng ngày.

Dầu cá
 
Dầu cá có tác dụng giảm hiện tượng quá mẫn phế quản và cải thiện triệu chứng bệnh hen ở trẻ em. Ngoài ra, dầu cá còn có tác dụng giảm đau cho những người mắc chứng bệnh mãn tính như viêm khớp, viêm tuyến tiền liệt hay viêm bàng quang.

Phương pháp: bổ sung vitamin A (có trong dầu cá) bằng chế độ ăn nhiều cá tươi, đặc biệt là các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ... Ngoài ra, có thể ăn thêm gan động vật, trứng, sữa, các loại củ có màu vàng như chuối, đu đủ, bí ngô... các loại rau như rau ngót, rau muống, mồng tơi...

Bệnh nhân khi uống dầu cá cần có sự chỉ định của bác sỹ về liều lượng và thời gian dùng thuốc, tránh uống quá liều.

 
Dầu cá giảm hiện tượng quá mẫn phế quản, cải thiện triệu chứng bệnh hen ở trẻ em

Ăn ít muối

Chế độ ăn ít muối đi kèm giảm quá mẫn phế quản, giúp cải thiện triệu chứng bệnh hen và lưu lượng thở ở một số bênh nhân hen. Vì vậy, khuyến cáo người bị hen phế quản ăn nhạt.

Các thức ăn cần kiêng kỵ

+ Thức ăn nhiều gia vị như các món salad.
+ Các loại nước uống giải khát, thức uống lên men.
+ Thực phẩm đóng hộp.
+ Rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua.
+ Các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn.
+ Đồ ăn biển như tôm, cua, ghẹ….

Lưu ý: 

+ Hạn chế ăn các thức ăn tồn trữ vì có thể có các chất phụ gia gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hen, đặc biệt đối với các chất sulfites.
+ Tránh tuyệt đối các thức ăn ăn vào mà đã có biểu hiện dị ứng.
+ Cảnh giác với một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc Aspirin…
+ Trong trường hợp trẻ sinh ra mà mẹ bị bệnh hen suyễn hoặc có cơ địa bị dị ứng, cần cho con bú sữa mẹ để tránh dị ứng với protein trong sữa bò.

 
Thực phẩm kiêng kỵ cho người bị hen phế quản gồm: salad, dưa muối, tôm, ghẹ…

Lời kết

Hen phế quản là căn bệnh khó điều trị và thường tái phát do ảnh hưởng từ thời tiết, khí hậu, môi trường…
Để phòng bệnh, ngoài việc phòng tránh những yếu tố gây dị ứng thì chế độ ăn uống khoa học như bổ sung các thực phẩm chứa magnesium, acid béo Omega 3, thực phẩm giàu vitamin C…kiêng kỵ các thức ăn nhiều gia vị, các món salad, các loại nước uống giải khát, thức uống lên men, thực phẩm đóng hộp…góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hạn chế các cơn hen phế quản tái phát.

Bài "Chế độ ăn cho người bị bệnh hen phế quản"
Theo Bệnh,vn

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh là việc làm rất quan trọng đối với các thai phụ ngay từ khi mang thai đến quá trình sinh nở, nuôi dưỡng…

Vậy, nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh? Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh như thế nào? 

Thế nào là nhiễm trùng sơ sinh?

Nhiễm trùng sơ sinh là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.

Triệu chứng
+ Trẻ không khỏe, ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường.
+ Trẻ có thể bị sốt hoặc hạ thân nhiệt.
+ Trẻ bị vàng da, bú kém hoặc bỏ bú.
+ Trẻ thở mệt: thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường..
+ Trẻ có biểu hiện bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu.
+ Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng tại da, rốn, mắt…

 
Nhiễm trùng rốn, da, bỏ bú, quấy khóc…là triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Lưu ý: 

+ Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.
+ Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ khó thở, co giật, chảy máu, tiêu chảy, vàng da, rốn đỏ hoặc chảy mủ, không bú được….

Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

+ Lây truyền qua đường máu từ mẹ sang con (lây truyền trước sinh) do giang mai bẩm sinh, HIV, rubeola, cytomegalo virus, toxoplasmo.
+ Lây truyền qua đường ối do người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.
+ Lây truyền qua đường tiếp xúc khi sinh khi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.
+ Lây truyền do môi trường nhiễm bẩn, gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc với bệnh nhân.
+ Lây truyền khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân…

 
Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh do mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, môi trường nhiễm bẩn… 

Phương pháp phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Trước sinh

+ Thai phụ cần đi khám thai theo định kỳ, thử máu nhằm phát hiện các bệnh như giang mai, HIV, viêm gan B để có hướng phòng ngừa và điều trị.
+ Tiêm chủng Rubella cho mẹ trong độ tuổi sinh chưa nhiễm rubella.
+ Tiêm phòng uốn ván cho mẹ.
+ Điều trị dứt điểm các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục.
+ Cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ phần phụ.
+ Xử trí tốt những trường hợp vỡ ối sớm.
+ Không để chuyển dạ kéo dài…

 
Tiêm chủng Rubella, uốn ván cho thai phụ để phòng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Trong khi sinh

+ Bảo đảm sinh trong điều kiện vô trùng.
+ Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay bác sỹ, y tá...
+ Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Sau khi sinh

+ Cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Người chăm sóc trẻ nên đeo găng tay vô trùng, mặc áo choàng.
+  Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt cho trẻ.
+ Phòng của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng, ấm, đầy đủ ánh sáng.
+ Cho trẻ bú mẹ để có các kháng thể IgA có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh tránh bị nhiễm trùng.

Lời kết

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh do các ổ nhiễm trùng ở tử cung, các màng vào nước ối đến thai, do mẹ mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai, thời gian chuyển dạ kéo dài, dụng cụ y tế không vô khuẩn…

Để tránh nhiễm trùng ở sơ sinh, các thai phụ cần đi khám thai đều đặn, tiêm chủng Rubella, uốn ván sơ sinh, điều trị dứt điểm các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục…Trẻ sau khi sinh cần vệ sinh da, rốn, mắt hàng ngày, cha mẹ cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, cho trẻ bú mẹ để có kháng thể bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm trùng… 

Bài "Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh và phương pháp phòng ngừa"
Theo Bệnh.vn

Các giai đoạn con người dễ trở nên béo phì

Các giai đoạn con người dễ trở nên béo phì

Hiện nay việc trở nên béo và béo phì là điều rất đơn giản. Điều kiện sống đầy đủ, các phương tiện và dụng cụ gia đình hiện đại đã giúp cho con người giảm thiểu thời gian cũng như sức lực trong công việc nội trợ. Vậy béo phì thường xảy ra ở giai đoạn nào? Mỡ trong cơ thể thường tích tụ tại đâu? Bao nhiêu thì cơ thể không thu nhận nữa? chúng tôi mời các bạn cùng tìm hiểu.


Các giai đoạn con người dễ béo phì


Tuổi dậy thì: 

Sau khi bước vào tuổi dậy thì, chức năng buồng trứng của nữ giới và chức năng tinh hoàn của đàn ông hoạt động rất hoạt náo và tiết nhiều hormone tình dục. Estrogen trong cơ thể người phụ nữ có thể ảnh hưởng chuyển hóa chất béo khiến lượng mỡ dưới da của thiếu nữ tăng mạnh. Ngoài ra khi con người bước vào tuổi dậy thì, tính cách thay đổi lớn, không còn hoạt bát, hiếu động như trước vì vậy nếu không hoạt động thể thao cơ thể dễ trở nên béo phì.

Sau khi kết hôn: 

Thanh niên nam nữ trước khi kết hôn thường ít quan tâm đến việc ăn uống. Sau khi lập gia đình, lối sống thay đổi, điều kiện sống tốt, công việc gia đình nhẹ nhành hơn với các đồ điện gia dụng đầy đủ, tinh thần vui vẻ, ăn uống ngon miệng vì vậy việc lên cân nhanh chóng là điều dễ hiểu.

Sau khi kết hôn, việc lên cân nhanh chóng là điều dễ hiểu.

Thời kỳ mang thai: 

Phụ nữ mang thai rất dễ béo phì; chủ yếu là do dinh dưỡng dư thừa và hoạt động giảm. Hơn nữa, việc mang thai khiến trao đổi hormon tình dục trong cơ thể có sự thay đổi lớn dẫn đến tích mỡ.

Sau khi sinh: 

Béo phì trong giai đoạn mang thai là cơ sở dẫn đến béo phì sau khi sinh. Hơn nữa, khi mang thai tử cung to ra, cơ thành bụng nở, thành bụng nhão, cơ bụng mất lực căng, dẫn đến dễ tích mỡ. 

Hơn nữa, nhu cầu sữa cho con bú sau khi sinh tăng lên, nhiều sản phụ cho rằng cần ăn nhiều hơn, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo để đảm bảo chất lượng sữa. 

Ngoài ra, sau khi sinh, phụ nữ thường ít hoạt động nhất là phụ nữ sinh mổ.

Tuổi trung niên: 

Con người bước vào tuổi trung niên, lượng hoạt động giảm nhiều so với thanh niên, nhưng chức năng buổng trứng và tinh hoàn vẫn rất mạnh, lượng tiết hormon tình dục vẫn tương đối cao, trực tiếp ảnh hưởng đến sự trao đổi protein và chất béo trong cơ thể, gây nguy cơ béo phì.

Tuổi mãn kinh: 

Con người đến tuổi mãn kinh, tuy chức năng buồng trứng và tinh hoàn giảm, nhưng tuyến yên chỉ huy buồng trứng, tinh hoàn làm việc lại tiết rất nhiều hormon tuyến tình dục, gây mất cân bằng hormon tình dục trong cơ thể, ảnh hưởng đến chuyển hóa mỡ, đảo lộn trao đổi chất nhất thời, dẫn đến béo phì.

Một yếu tố nữa khiến những người vào độ tuổi này thường dễ béo phì vì cuộc sống viên mãn: Con cái đã trưởng thành, vật chất đầy đủ, thời gian thư giãn nhiều do đã nghỉ hưu hoặc đã ổn định.

Ở tuổi mãn kinh con người dễ trở nên béo phì.

Khi béo phì thì mỡ tích trữ ở đâu?

Lượng mỡ tích trữ trong cơ thể con người không có giới hạn, bất kể có bao nhiêu mỡ cơ thể vẫn chứa hết. Đây chính là nguyên nhân khiến con người trở nên béo.

Kho mỡ lớn thứ nhất của cơ thể: là mô dưới da, trong mô dưới da chứa lượng mỡ thích hợp, vừa không khiến người ta có cảm giác da bọc xương, vừa thể hiện sự đầy đặn dễ thương. 

Kho mỡ thứ hai: ở quanh nội tạng, nhất là chung quanh thận và mạc treo ruột. Quanh nội tạng có ít mỡ là điều tốt để nâng đỡ, cố dịnh và bảo vệ nội tạng, nhưng quá nhiều thì sẽ hạn chế, ảnh hưởng chưc năng nội tạng, ảnh hưởng xấu này càng nổi bật đối với cơ quan như tim. Người béo phì hoạt động tim đập nhanh,nguyên nhân là do sự chèn ép tim của các mô mỡ chung quanh. 

Kho mỡ lớn thứ ba: là ở mảng lớn giữa bụng. mập đến mức độ nhất định, bụng trở nên phệ, đây chính là biểu hiện tích mỡ ở màng bụng quá nhiều. Ngoài ra, mỡ còn tích ở mông, đùi.

Trong quá trình tích mỡ, các kho mỡ này tuỳ thuộc vào từng cá thể mà lượng mỡ tích tụ ở nhiều chỗ khác nhau. Trên cơ sở đó hình thành một số đặc điểm như người thì mập đều, người thì bụng phệ, người thì thân hình đẫy đà.

Dễ buồn ngủ là một trong những biểu hiện của người béo phì.

Béo phì có tín hiệu gì?

Trước khi bùng phát, bệnh béo phì xuất hiện các phản ứng có thể dự báo như:

Sợ hoạt động:

Vốn là người thích hoạt động van thể mỹ, hoặc là người cần cù siêng năng, trở thành lười biếng, ko muốn hoạt động. Đối với các hoạt động vốn trước đây yêu thích như nhảy múa, đánh bóng thì này không còn hứng thú.

Dễ mệt:

Trong một thời gian cảm thấy dễ mệt mỏi, hơi hoạt động một tí là đầm đìa mồ hôi, thở hổn hển, nhưng nghỉ một lúc là hồi phục sức khỏe.

Dễ buồn ngủ:

Ngủ không thiếu, thậm chí ngủ đủ, nhưng vẫn buồn ngủ và thường ngáp.

Thích ăn:

Bất kể món ăn gì đầu ăn nhiều, nhất là buổi tối. Ăn cơm tối xong, ngồi xem ti vi còn ăn lạc, sô cô la, bánh ngọt, nửa đêm còn dậy ăn cỗ khuya, nếu không sẽ cảm thấy bụng trống rỗng, ngủ không yên.

Bài "Các giai đoạn con người dễ trở nên béo phì"
Theo Bệnh.vn

Những sai lầm trong bữa ăn sáng

Những sai lầm trong bữa ăn sáng
Ăn thế nào vào bữa sáng cho khoa học là một câu trả lời không hẳn ai cũng biết. Mọi người thường mắc phải những sai lần như ăn quá no vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa…Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để có được các ăn phù hợp cho bản thân.

Buổi tối khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi thì não vẫn hoạt động nên buổi sáng cơ thể cần nạp năng lượng. Để có bữa sáng tốt nhất, cần tránh những sai lầm dưới đây:


1. Bỏ qua bữa ăn sáng

Bỏ qua bữa ăn sáng là sai lầm nhiều người mắc phải. Cơ thể cần năng lượng thông qua bữa ăn sáng. Nếu không có nhiều thời gian vào buổi sáng, hãy chuẩn bị sẵn bữa sáng vào đêm hôm trước.

2. Ăn quá nhiều

Bỏ qua bữa ăn sáng là sai, nhưng ăn uống quá nhiều vào bữa sáng cũng không tốt. Ăn những thực phẩm lành mạnh quan trọng hơn là ăn nhiều. Ăn quá nhiều vào bữa sáng sẽ làm cho cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động.

Bỏ qua bữa ăn sáng là sai, nhưng ăn uống quá nhiều vào bữa sáng cũng không tốt.

3. Thực đơn bữa sáng

Các thực phẩm giống nhau hàng ngày rất dễ dàng và thuận tiện cho việc chế biến nhưng không nên ăn thức ăn tương tự nhau mỗi buổi sáng. Điều này sẽ làm cơ thể bạn thiếu chất dinh dưỡng hay biếng ăn. Hãy thử biến thể với thực đơn ăn sáng khác nhau bạn sẽ thấy cơ thể dễ dàng đón nhận hơn và hãy chắc chắn rằng bạn đang cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

4. Vội vàng

Vội vã khi ăn sáng sẽ làm cho bạn bị nghẹn. Ngoài ra, ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Đừng vội vàng vào bữa sáng mà hãy thưởng thức và nhai thức ăn từ từ.

5. Ăn trên đường

Nhiều người dậy muộn và cuối cùng phải giải quyết bữa sáng trên đường đi làm. Điều này không những không tốt mà còn rất nguy hiểm. Bạn có thể đánh lạc hướng lái nếu ăn trong khi lái xe hay làm mất năng lượng khi vừa ăn vừa đi bộ hoặc làm các hoạt động khác.

Mọi bữa ăn đều rất quan trọng đối với chúng ta. Ăn như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, không béo phì là điều rất quan trọng.

Bài "Những sai lầm trong bữa ăn sáng"
Theo Vnexpress

Những hóa chất cực độc thường được dùng để bảo quản thực phẩm

Những hóa chất cực độc thường được dùng để bảo quản thực phẩm

Ngày nay vì mục đích lợi nhuận, rất nhiều người kinh doanh thực phẩm dù biết rõ tác hại của các loại chất bảo quản vẫn cố tình sử dụng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. 


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những chất bảo quản nào phổ biến, thường xuyên được sử dụng và tác hại của chúng với sức khỏe con người ra sao?

Clorin

Chất này có khả năng gây kích thích mạnh hệ hô hấp. Ở một nồng độ cao hơn 60ppm thì nó có thể gây ra phá huỷ phổi. 

Nếu chúng ta hít thở với nồng độ trên 1000ppm hoặc ăn vào với một hàm lượng tương đương thì có thể gây tử vong tại chỗ. Điều này cho thấy, clorin là một chất bảo quản cực độc.

Formaldehyde (foc-môn) 

Đây là một hợp chất thường dùng để ướp xác, cực độc và có thể gây tử vong. Nếu sử dụng hoá chất này trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu. Nhưng tác hại mà nó gây ra thì cũng vô cùng lớn. 

Formaldehyde là một chất hoá học gây quái thai mạnh dù chỉ với liều nhỏ, gây kích thích mạnh trên các mô bề mặt như da, niêm mạc. Hơi hoặc mùi của chúng dễ dàng làm chảy nước mắt, nước mũi, dịch phế quản. Các tác hại khác có thể gặp đó là kích ứng da, viêm da, giảm tế bào lympho ngoại vi. Một số báo cáo cho thấy nó có thể làm biến đổi DNA.

Đây là chất kịch độc, không được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào, đồng thời không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. 

Nếu sử dụng formaldehyde trong xử lý thực phẩm, thực phẩm có thể lưu giữ được thời gian vô cùng lâu.

BHT và BHA (Chất chống oxi hóa)

BHT (butylated hydroxytoluene) và BHA (Butylated hydroxyanisole) tuy là những hóa chất bảo quản vô cùng độc hại nhưng vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Một số nước đã cấm sử dụng hai chất này trong bảo quản thực phẩm do tác dụng của chúng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không ít người đã bất chấp sự nguy hiểm mà vẫn sử dụng chúng trong lưu giữ sản phẩm.

Theo các nhà khoa học, BHT và BHA có thể gây nên chứng tăng động ở trẻ, nguy cơ dị ứng, và có thể làm phát triển khối u hoặc ung thư. BHT và BHA cũng được xem là chất độc với gan và hệ thần kinh.

Để chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên của thực phẩm, một số chất chống oxy hóa thân thiện và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người như anpha-carotene được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.

Sodium Nitrat và Sodium Nitrit

Đây là hai chất thường được sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nitrat và Nitrit có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vì gây co mạch, tăng huyết áp, tạo thành Nitrosamin, một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.

Sodium Benzoat

Mặc dù Sodium Benzoat được coi là an toàn với con người, tuy nhiên khi kết hợp với axit ascorbic có trong những thực phẩm có tính axit sẽ tạo nên Benzen, một loại hóa chất độc hại. 

Sodium Benzoat cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga.

Benzen có độc tính với máu và cơ quan tạo máu, tổ chức thần kinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra benzen làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở người tiếp xúc với hóa chất này ở nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Sodium Benzoat cũng được sử dụng để bảo quản nước ép hoa quả đóng chai và đồ uống có ga. Hóa chất này có thể gây nên phản ứng phụ như dị ứng, gây cơn hen, tăng động ở trẻ em, phát ban, huyết áp thấp, tiêu chảy, đau bụng... Những phản ứng không mong muốn này gặp với một tỷ lệ nhỏ trong dân số.

Chất 2,4D (chất diệt cỏ)

Tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng, Trưởng Bộ môn Cây công nghiệp Đại học Nông Lâm TPHCM, chất 2,4D nếu sử dụng liều lượng cao sẽ có công dụng diệt cỏ. Sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu cũng như giữ được màu sắc củ quả khá tốt. Nó còn diệt cả côn trùng, vi khuẩn... nên bị giới kinh doanh trái cây lợi dụng.

Lưu huỳnh đioxít (SO2)

SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi, như táo, khoai tây. Chất này còn giúp cho thực phẩm nhìn bắt mắt hơn khi có tác dụng chống mốc. Tuy nhiên chất SO2 có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho sức khỏe con người như dị ứng, gây tăng tần suất hen phế quản ở những người mắc bệnh hen. SO2 cũng làm giảm hàm lượng Vitamin B có trong thực phẩm.

 
SO2 được sử dụng để bảo quản hoa quả sấy khô, làm hạn chế xuất hiện những vết màu nâu trên vỏ của rau quả tươi. (Ảnh minh họa)

Cacbon monoxit (CO)

CO được sử dụng rộng rãi trong bảo quản thực phẩm và rau quả tươi. Thông thường rau quả sẽ được bảo quản lạnh ngay sau khi thu hái để làm chậm quá trình dị hóa. Sau đó, chúng được đóng gói với điều kiện có nồng độ oxy thấp và CO cao hơn không khí để thực phẩm nhìn tươi, mới và hấp dẫn hơn.

Bản thân CO cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật, do đó làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. Thông thường thịt dưới các động của quá trình oxy hóa tự nhiên sẽ biến màu, chuyển từ đỏ tươi sang nâu đỏ, thậm chí xám trong vòng một vài ngày. Dưới tác dụng bảo quản của CO, thực phẩm tươi sống nhìn có màu sắc đỏ tươi và bắt mắt hơn.

Tuy nhiên, nồng độ cao của chất CO sẽ gây những phẩn ứng phụ như ảnh hưởng trên hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt… Điều này là do CO ức chế cạnh tranh với oxy khi gắn với Hemoglobine của hồng cầu, làm cho hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy. Chất này đã bị cấm ở các quốc gia như Canada, Nhật Bản và các nước thuộc Cộng đồng chung châu Âu.

NaNO3 và NaNO

Thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm là nhóm tác nhân có thể gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng bởi nó có thể gây ra đột biến DNA và sự thoái biến tế bào.

Bên cạnh đó người ta cũng thấy hợp chất này có nguy cơ gây ra các biến thể bệnh lý khác của DNA như bệnh Alzheimer, Parkinson do nó làm sai lạc hay biến đổi DNA bởi tác dụng của các nitrosamin, các hợp chất sinh ra khi thêm các nitrat vào những thực phẩm giàu protid.

Ngoài ra chúng còn gây ra các biểu hiện của nhiễm độc thực phẩm và thiếu máu do thiếu hemoglobin, giảm hàm lượng phosphat và magie máu, tăng hàm lượng canxi huyết. Ở hệ thống da, niêm mạc, chúng gây tăng tiết và làm tăng kích thích như tăng tiết dịch phế quản. Trên phụ nữ có thai, chúng là tác nhân gây ra quái thai. Do đó mà liều cho phép với chất này là dưới 50mg/l nước.

Lời kết

Tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Vì lợi nhuận trước mắt, người ta có thể sẵn sàng sử dụng tất cả các loại hóa chất dù biết chúng vô cùng độc hại.

Để bảo vệ bản thân và gia đình mình, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái, tuyệt đối không mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời hãy tự trang bị đầy đủ kiến thức cho mình để tránh mua phải các thực phẩm độc hại.

Bài "Những hóa chất cực độc thường được dùng để bảo quản thực phẩm"
Tổng hợp

Những bệnh không nên ăn rau muống

Những bệnh không nên ăn rau muống
Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt. Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên những bệnh nào không nên ăn nhiều rau muống và sử dụng những loại rau muống nào nguy hiểm cho sức khoẻ mời các bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.

Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Ngoài ra, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc

Ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP. HCM, rau muống nước có nhiều khả năng nhiễm thuốc trừ sâu hơn rau muống cạn do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa. Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn.

Bài "Những bệnh không nên ăn rau muống"
Theo 24h