Showing posts with label giang mai ở nữ giới. Show all posts
Showing posts with label giang mai ở nữ giới. Show all posts

Mách bạn dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Mách bạn dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Theo thống kê, trong năm 2013, ở Mỹ có đến 56.471 trường hợp mắc mới của bệnh giang mai. Con số này ở các nước khác cũng không ngừng tăng lên.

Điều này cho thấy, việc tìm hiểu về căn bệnh này là điều bạn hoàn toàn nên làm để bảo vệ mình và đối tác khỏi căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm này.

Con đường lây nhiễm của bệnh giang mai


Giang mai là một bệnh lây qua đường tình dục(STD), thủ phạm là do vi khuẩn Treponema pallidum (còn gọi là xoắn khuẩn giang mai). Loại xoắn khuẩn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dây thần kinh, mô cơ thể và não của bạn. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp thậm chí người bệnh có thể tử vong. Bạn có thể bị bệnh giang mai trong các trường hợp sau:

- Bệnh được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với một vết loét của giang mai. Những vết loét này có thể xuất hiện bên ngoài dương vật, bên ngoài và bên trong âm đạo, hậu môn, và trực tràng. Những vết loét này thậm chí có thể cũng xuất hiện trên môi và trong miệng nếu bạn có oral sex với người đang mắc bệnh.

- Bệnh giang mai không lây do dùng chung đồ dùng trong ăn uống, vệ sinh và sinh hoạt như bồn vệ sinh, tay nắm cửa, tắm bồn nước nóng hoặc hồ bơi...

- Người có quan hệ đồng tính luyến ái cần hết sức cẩn thận vì nguy cơ họ mắc bệnh giang mai là rất cao. Theo thông kê, ở Mỹ, năm 2013, có đến 75% trường hợp mắc bệnh giang mai mới là người đồng tính.
Bệnh giang mai sẽ gây các vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc ở trong và ngoài miệng
Bệnh giang mai sẽ gây các vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc ở trong và ngoài miệng

Bệnh giang mai có ít dấu hiệu trong giai đoạn sớm


Trong giai đoạn sớm của bệnh giang mai, bạn sẽ rất khó để biết mình đã bị nhiễm bệnh vì nó hầu như không có triệu chứng gì đáng kể. Đa phần những người mắc bệnh đều không thể phát hiện trong giai đoạn sớm. Ngay cả khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển, đã xuất hiện vết loét và có 1 số dấu hiệu cụ thể, nhiều người vẫn không thể nhận ra mình đã bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục mang tên giang mai. Bởi vì các vết loét nhỏ này có thể tiến triển dần dần trong 1 khoảng thời gian vô cùng dài, từ 1 đến 20 năm sau khi nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh của giang mai khá dài nên người bệnh có thể vô tình lây truyền sang cho người khác mà không biết.

Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn


- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc.

- Giai đoạn 2: giai đoạn này xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.

- Giai đoạn tiềm ẩn: Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).

- Giai đoạn 3: có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%).

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn 1


- Giai đoạn chính của bệnh giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Khoa học gọi tổn thương này là "săng". Săng là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Người bệnh có thể bị nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.
Giai đoạn ủ bệnh của giang mai rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác
Giai đoạn ủ bệnh của giang mai rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác
- Những vết loét này còn có thể xuất hiện ở trong miệng hoặc xung quanh miệng nếu người bệnh có oral sex với người đang mang mầm bệnh.

- Những săng này sẽ tự lành trong 4-8 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh giang mai đã biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2.

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn 2


Giai đoạn 2 của bệnh giang mai thường bắt đầu 4-8 tuần sau giai đoạn 1, và kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

- Giai đoạn này bắt đầu với một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da. Các vết nổi bẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Đa phần chúng ta thường không chú ý đến những vết nổi mẩn này. Hoặc cho rằng đây là biểu hiện của bệnh khác.

- Các triệu chứng khác cuối cùng xuất hiện trong giai đoạn này là các dấu hiệu của bệnh cúm hoặc căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài.

- Nhiều người sẽ cảm thấy các triệu chứng bao gồm:. Mệt mỏi, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc, và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Khoảng 1/3 những người không được điều trị trong giai đoạn này sẽ phát triển thành bệnh giang mai mãn tính hoặc bước vào giai đoạn 3.

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3


Giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu khi các triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 biến mất. Các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, khoảng 1/3 những người không được điều trị trong giai đoạn tiềm ẩn sẽ phát triển thành giai đoạn 3 của bệnh giang mai, với các triệu chứng nghiêm trọng. Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 10-40 năm sau khi nhiễm bệnh.

- Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 sẽ gây thiệt hại cho não, tim, mắt, gan, xương và khớp của người bệnh. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Người bệnh ở giai đoạn này sẽ gặp khó khăn khi cử động cơ bắp, tê, liệt tứ chi, mù, và mất trí nhớ.

Nếu bà bầu bị bệnh giang mai sẽ lây sang cho em bé thông qua nhau thai
Nếu bà bầu bị bệnh giang mai sẽ lây sang cho em bé thông qua nhau thai
Lưu ý: cảnh giác với các triệu chứng của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Nếu một người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai, cô ấy có thể truyền vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi thông qua nhau thai. Các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị bệnh giang mai bao gồm:

- Sốt liên tục
- Lá lách và gan bị tổn thương
- Sưng hạch bạch huyết
- Hắt hơi sổ mũi mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân.
- Phát ban, nổi mẩn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
 
Bài "Mách bạn dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai"
Theo Eva.vn

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới đôi khi có những biểu hiện khác với bệnh giang mai ở nam. Bệnh giang mai là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục và gặp ở cả nam lẫn nữ, tuy đều rất nguy hiểm nhưng tác hại của giang mai đối với nữ giới nặng nề hơn rất nhiều so với nam giới, vì bệnh gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, nghiêm trọng hơn là khả năng sinh sản của nữ giới.
 
 

 Các triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Trước tiên chúng ta cần biết, giang mai thời kỳ đầu còn gọi là giang mai giai đoạn 1, mà những biểu hiện giai đoạn 1 không dễ phát hiện, thông thường những người đến bệnh viện thăm khám cũng đã ở giai đoạn 2, đặc biệt là nữ giới. Vì vậy cần phải tìm hiểu những triệu chứng ban đầu của bệnh. Như vậy triệu chứng bệnh giang ở nữ giới là gì?

Sau đó, sau khi bị nhiễm 3 tuần (10 – 30 ngày). Ở nơi lây nhiễm xuất hiện những vết hình tròn, cứng, không đau. Ban đầu lên những mụn nước nhỏ, ướt, sau đó loét ra, đây chính là biểu hiện thời kỳ săng giang mai. Mà vi rút xâm nhập thời kỳ này bắt đầu phát triển rộng ra, phát triển nhiều ở bên ngoài bộ phận sinh dục.

Nếu như là đồng tính nữ thường gặp ở môi, cũng có thể xuất hiện ở cổ tử cung… Đồng thời bạch huyết hai bên háng sưng, nhưng không đau. Người bệnh bị lây khi hôn, săng giang mai xuất hiện trên môi, hàm dưới hoặc lưỡi, cũng có thể xuất hiện ở mặt, mắt, ngón tay, ngực…nếu như săng giang mai còn chưa hết thì sẽ xuất hiện trên các bộ phận khác. Săng giang mai liên tiếp từ 2 - 6 tuần, có thể tự mất và không để lại sẹo.

triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới trong giai đoạn đầu thường không biểu hiện, vi khuẩn gây bệnh còn bị khống chế ở một vị trí, còn chưa phát tán ra ngoài cơ thể, nên đây là thời điểm tốt để tiến hành điều trị. Nếu trong thời kỳ này mà phát hiện ra bệnh, điều trị đúng đắn thì chắc chắn sẽ điều trị khỏi hẳn bệnh được.

Nếu như để mất thời kỳ phát hiện và chữa trị bệnh này, sau một vài tuần hạ cam sẽ tự tiêu biến, nhưng lại không mất đi hoàn toàn, mà âm thâm lây nhiễm sang toàn bộ cơ thể. Trên da xuất hiện những nốt đỏ, kèm theo có hạch sưng to, ở trong giai đoạn 2 thông thường có 20% bệnh nhân rơi vào tình trạng không thể chữa trị khỏi tận gốc được. Vì vậy trong giai đoạn đầu nên chú ý để phát hiện bệnh, và điều trị kịp thời Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới.

Điều trị kịp thời Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ với những kiến thức cụ thể dưới đây:

Các nốt nhỏ xuất hiện, ban đầu thường là không đau nhưng chạm vào lại thấy đau: Nếu không điều trị thì sau 3 – 6 tuần sẽ tự biến mất. Sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 1 tuần, hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to.

Trong giai đoạn sau các nốt nhỏ có dạng như hạt đậu, cứng vừa phải, có thể dịch chuyển, không nổi thành vùng rộng, không có độ bám dính với các mô xung quanh, bề mặt da không đỏ, sưng, rát, không đau và khó chịu, cũng không dễ vỡ ra, chích hạch bạch huyết có thể kiểm tra xoắn khuẩn giang mai.

Những triệu chứng trong giai đoạn sau thường là vùng tổn thương ban đầu thường là các nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên thành những vùng chai cứng dạng hình tròn hoặc hình oval, đường viền rất rõ ràng, đường kính khoảng 1 – 2 cm, sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét,

Để chữa trị triệu chứng bệnh giang mai ở nữ một cách hiệu quả nhất bạn nên đến để các bác sĩ phòng khám bệnh xã hội chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị và để đươc tư vấn.