Giải thích thế nào là tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung là việc không dễ nhưng bản thân từ này lại thường gây nên nỗi sợ hãi vô cùng đối với người bệnh. Vì thế cũng nên hiểu sơ lược để có thái độ đúng khi có các tổn thương này.
Khi soi cổ tử cung, ngoài những tổn thương viêm, loét, trợt, những hình ảnh của lộ tuyến đang tái tạo, bác sĩ còn có thể nhìn thấy một số tổn thương khác như các “vết trắng”, các “vùng không bắt màu iốt”, những vùng “lát đá” hoặc các vùng “có bất thường về mạch máu”… Những tổn thương này được gọi chung một tên là các “tổn thương nghi ngờ”. Sở dĩ gọi như vậy vì khi người bệnh có các tổn thương này được theo dõi lâu dài trong nhiều năm, thầy thuốc đã phát hiện tỉ lệ người bị ung thư cổ tử cung xuất phát từ những tổn thương nghi ngờ đó cao hơn những người chỉ có các tổn thương lành tính.
Tuy vậy vẫn có nhiều người có tổn thương này nhưng theo dõi trong nhiều năm vẫn bình thường, không sao cả. Như vậy các tổn thương này khi soi cổ tử cung không giống với các tổn thương lành, những cũng chưa thể kết luận là “ác tính” vì chưa có tế bào biến thành ung thư; vì thế nó mới bị “nghi ngờ” để nhắc nhở thầy thuốc và cả người bệnh cảnh giác, cần được theo dõi chặt chẽ.
Người có tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung cần được khám, theo dõi, soi cổ tử cung đều đặn, định kỳ khoảng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để thầy thuốc đánh giá mức độ tiến triển, diễn biến của nó. Tốt hơn cả là nên theo dõi ở một thầy thuốc từ ban đầu, không nên vì quá lo lắng mà nay đi khám người này, mai người khác. Làm như thế thì khó có thể theo dõi, đánh giá được.
Về cách xử trí, nếu người mang tổn thương nghi ngờ còn trẻ, còn nhu cầu sinh đẻ thì việc theo dõi, đánh giá như trên là chủ yếu. Khi các tổn thương nghi ngờ diễn biến theo chiều hướng xấu, có khả năng trở thành ác tính mới có chỉ định can thiệp phẫu thuật như khoét chóp, cắt cụt cổ tử cung hoặc cắt cả tử cung. Trường hợp người bệnh đã lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh đẻ thì các chỉ định phẫu thuật này có thể đặt ra sớm hơn với mục đích dự phòng tổn thương có thể dễ thành ác tính ở lứa tuổi này.
Tóm lại:
Tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung không phải là ung thư nhưng cũng không phải là các tổn thương hoàn toàn lành tính, cần được khám và theo dõi chặt chẽ, lâu dài theo chỉ định của thầy thuốc phụ khoa…
Khi soi cổ tử cung, ngoài những tổn thương viêm, loét, trợt, những hình ảnh của lộ tuyến đang tái tạo, bác sĩ còn có thể nhìn thấy một số tổn thương khác như các “vết trắng”, các “vùng không bắt màu iốt”, những vùng “lát đá” hoặc các vùng “có bất thường về mạch máu”… Những tổn thương này được gọi chung một tên là các “tổn thương nghi ngờ”. Sở dĩ gọi như vậy vì khi người bệnh có các tổn thương này được theo dõi lâu dài trong nhiều năm, thầy thuốc đã phát hiện tỉ lệ người bị ung thư cổ tử cung xuất phát từ những tổn thương nghi ngờ đó cao hơn những người chỉ có các tổn thương lành tính.
Người có tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung cần được khám, soi cổ tử cung đều đặn,theo dõi chặt chẽ (Ảnh minh họa)
Tuy vậy vẫn có nhiều người có tổn thương này nhưng theo dõi trong nhiều năm vẫn bình thường, không sao cả. Như vậy các tổn thương này khi soi cổ tử cung không giống với các tổn thương lành, những cũng chưa thể kết luận là “ác tính” vì chưa có tế bào biến thành ung thư; vì thế nó mới bị “nghi ngờ” để nhắc nhở thầy thuốc và cả người bệnh cảnh giác, cần được theo dõi chặt chẽ.
Người có tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung cần được khám, theo dõi, soi cổ tử cung đều đặn, định kỳ khoảng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để thầy thuốc đánh giá mức độ tiến triển, diễn biến của nó. Tốt hơn cả là nên theo dõi ở một thầy thuốc từ ban đầu, không nên vì quá lo lắng mà nay đi khám người này, mai người khác. Làm như thế thì khó có thể theo dõi, đánh giá được.
Về cách xử trí, nếu người mang tổn thương nghi ngờ còn trẻ, còn nhu cầu sinh đẻ thì việc theo dõi, đánh giá như trên là chủ yếu. Khi các tổn thương nghi ngờ diễn biến theo chiều hướng xấu, có khả năng trở thành ác tính mới có chỉ định can thiệp phẫu thuật như khoét chóp, cắt cụt cổ tử cung hoặc cắt cả tử cung. Trường hợp người bệnh đã lớn tuổi, không còn nhu cầu sinh đẻ thì các chỉ định phẫu thuật này có thể đặt ra sớm hơn với mục đích dự phòng tổn thương có thể dễ thành ác tính ở lứa tuổi này.
Tóm lại:
Tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung không phải là ung thư nhưng cũng không phải là các tổn thương hoàn toàn lành tính, cần được khám và theo dõi chặt chẽ, lâu dài theo chỉ định của thầy thuốc phụ khoa…