Danh sách 31 nước bùng phát virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Theo thông báo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (eCDC) hiện đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika xâm nhập hoặc lưu hành.
virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là danh sách 31 quốc gia đã xuất hiện virus gây bệnh teo đầu cho trẻ con và bản đồ ghi nhận sự lây lan của Zika trên thế giới, theo eCDC

STT
Tên quốc gia
Vùng ảnh hưởng trong vòng 2 tháng qua
Ghi nhận trong 9 tháng qua
1 Barbados Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
2 Bolivia Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
3 Brazil Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
4 Cabo Verde Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
5 Colombia Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
6 Curacao Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
7 Dominican Republic Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
8 Ecuador Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
9 El Salvador Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
10 French Guiana Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
11 Guadeloupe (France) Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
12 Guatemala Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
13 Guyana Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
14 Haiti Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
15 Honduras Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
16 Martinique (France) Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
17 Mexico Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
18 Nicaragua Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
19 Panama Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
20 Paraguay Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
21 Puerto Rico Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
22 Saint Martin (France) Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
23 Suriname Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
24 Thailand Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
25 Venezuela Có sự gia tăng lan truyền virus Có ghi nhận
26 Virgin island (US) Lây lan rải rác trong thời gian gần đây Có ghi nhận
27 Fiji Không ghi nhận Có ghi nhận
28 Maldives Không ghi nhận Có ghi nhận
29 New Caledonia (France) Không ghi nhận Có ghi nhận
30 Samoa Không ghi nhận Có ghi nhận
31 Solomon Islands Không ghi nhận Có ghi nhận

Bản đồ các quốc gia có sự lây lan virus Zika:

Bản đồ đánh dấu các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây lan virus Zika trong vòng 2 tháng qua.
Bản đồ các quốc gia có sự lây lan virus Zika

Bản đồ đánh dấu các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây lan virus Zika trong vòng 2 tháng qua.
Bài "Danh sách 31 nước bùng phát virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh"
Nguồn Thụy Ân - suckhoe.vnexpress.net

Video Xét nghiệm men gan và Chỉ số xét nghiệm Men gan

Video Xét nghiệm men gan tại Suckhoe24g.blogspot.com

Chỉ số xét nghiệm 'Men gan': Cảnh báo dấu hiệu bệnh gì?

Hiện nay, người ta thường làm một số xét nghiệm để đánh giá chức năng gan. Tuy nhiên, khi cầm kết quả xét nghiệm nhiều người sẽ thắc mắc kết luận “tăng men gan” và cùng một số chỉ số cơ bản khác liên quan đến chức năng gan sẽ cảnh báo dấu hiệu bệnh lý gì, nếu không được bác sĩ tư vấn kỹ.

Men gan nằm trong tế bào gan và là một loại men tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Men gan có tên là men transaminase, gồm có 3 loại là AST (SGOT), ALT (SGPT) và gamma GT.

1. Men AST (Aspartat transaminase) hay còn gọi là SGOT: là một enzym hiện diện ở các mô có hoạt động chuyển hóa mạnh, với nồng độ thấp dần trong tim, gan, cơ, thận, não, tụy, lách và phổi

Enzym này được phóng thích vào máu khi tế bào bị tổn thương hoặc chết. Khi có một bệnh lý nào làm ảnh hưởng đến các mô kể trên thì AST sẽ tăng lên. Lượng AST trong máu sẽ phản ánh trực tiếp lượng tế bào bị tổn thương và khoảng thời gian đã xảy ra từ lúc có tổn thương mô đến lúc thực hiện thí nghiệm. Khi có tổn thương tế bào nặng thì nồng độ AST trong máu sẽ tăng lên trong vòng 12 tiếng đầu và sau đó sẽ cao kéo dài trong khoảng 5 ngày.

- Trị số bình thường: dưới 20 UI/ml.
- Giảm: nồng độ AST trong huyết thanh gặp trong tăng nitơ huyết và thẩm phân thận mãn.
- Tăng: nồng độ AST trong huyết thanh xảy ra trong nhồi máu cơ tim, bệnh gan (viêm gan cấp hoặc mãn, xơ gan thể hoạt động, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, viêm gan do rượu); hoặc trong một số bệnh khác có kèm tăng nồng độ AST (viêm tụy cấp, chấn thương, viêm da cơ, viêm đa cơ). 

Xét nghiệm này được dùng để đánh giá bệnh gan và bệnh tim.

2. Men ALT(Alanin aminotransferase) hay còn gọi là SGPT có nhiều ở gan và có ít ở thận, tim và cơ

Khi có tổn thương hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến nhu mô gan sẽ phóng thích enzym ALT từ tế bào gan vào máu, làm tăng nồng độ ALT trong huyết thanh.

Xét nghiệm này chủ yếu được dùng để chẩn đoán bệnh lý về gan và để theo dõi điều trị bệnh viêm gan, xơ gan sau hoại tử dạng hoạt động và tác dụng điều trị của thuốc. ALT cũng giúp chẩn đoán phân biệt giữa vàng da do tán huyết và vàng da do bệnh gan.

- Trịsố bình thường: dưới 20 UI/ml
- Tăng nồng độ ALT trong huyết thanh gặp trong bệnh lý biểu mô tế bào gan, xơ gan thể hoạt động, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim, bỏng nặng, sốc nặng, vàng da tắc mật, viêm gan do nhiễm siêu vi hoặc do ngộ độc.
- Giảm nồng độ ALT trong huyết thanh thường ít được đề cập đến. 

Lưu ý: riêng ý nghĩa tỉ số men AST/ALT có kết quả khác nhau tùy theo trong những trường hợp bệnh lý khác nhau như:
+ Trong nhồi máu cơ tim, mặc dù nồng độ AST luôn tăng, nhưng nồng độ ALT không phải bao giờ cũng tăng theo.
+ Trong tắc mật ngoài gan, ALT thường tăng nhiều hơn AST.
+ Trong bệnh gan do rượu, ALT ít tăng hơn AST.

3. Men GGT: Gamma Glutamyl Transferase(gamma GT) 

Là một enzyme của màng tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi các axit amin qua màng tế bào. Gamma GT là men đầu tiên bị thay đổi chỉ số khi xảy ra các bệnh lý gan và đường mật.

- Trị số bình thường ở:
+ Nam: 5-38 U/L;
+ Nữ: 5-29U/L;
+ Trẻ nhỏ: 3-30U/L;
+ Trẻ sơ sinh: Lớn gấp 5 lần giá trị được thấy ở trẻ nhỏ.

Khi cơ thể bạn mắc một số bệnh như: viêm gan, xơ gan do rượu, viêm gan nhiễm trùng, viêm gan mãn tính, áp xe gan, tăng mỡ trong máu (lipid máu), xơ gan do mật tiên phát, viêm đường mật xơ hóa, sỏi mật, ung thư biểu mô đường mật… thì men gan này tăng lên cao hơn bình thường. 

Ở người nghiện rượu, men GGT thường gia tăng đơn độc (không kèm theo tăng ALT,AST, LDH). Lượng enzym này trong máu tương ứng với lượng rượu hấp thụ.

Theo dõi lượng enzym trong các lần xét nghiệm máu định kỳ, thường xuyên giúp bác sĩ đánh giá thói quen dùng rượu của bệnh nhân.

Từ đây, xét nghiệm này cho phép phát hiện các bệnh nhân nghiện rượu song không chịu nhận mình nghiện rượu. Việc theo dõi này sẽ giúp chẩn đoán sớm các vấn đề gan, mật ở bệnh nhân nghiện rượu, nhất là xơ gan do rượu và u gan.

Bài viết "Chỉ số xét nghiệm Men gan: Cảnh báo dấu hiệu bệnh gì? "
TS.BS.Trần Phủ Mạnh Siêu - Bệnh viện Nguyễn Trãi
Nguồn tài liệu T4G Tp.HCM

Video Khí máu động mạch - Phần 1

Video Khí máu động mạch - Phần 1 tại suckhoe24g.blogspot.com

Khí máu động mạch là gì ?

Thông thường, máu sau khi tiếp nhận đầy đủ oxy khi qua phổi, sẽ được đưa về tim, từ đây tim đưa máu đi khắp cơ thể bằng cách bơm máu vào các động mạch. Sau khi máu giàu oxy đi qua tổ chức, tế bào nhận oxy và thải khí cacbonic để quay trở lại tim, được đưa lên phổi và từ đó thải ra ngoài.

Để đánh giá hiệu quả của quá trình trao đổi khí, trên lâm sàng, các bác sĩ thường tiến hành đo nồng độ các khí trong máu động mạch, xét nghiệm này được gọi là khí máu.

Trong thực tế máu sẽ được lấy từ động mạch và không cần phải buộc ga rô ở cánh tay (ngược lại với cách lấy máu qua đường tĩnh mạch). Thông thường người ta lấy máu ở động mạch quay ở cổ tay. Để xét nghiệm được chính xác trước khi lấy máu bệnh nhân được nghỉ ngơi trong 10 phút. Bạn sẽ hít thở khí trời một lúc, trong trường hợp suy hô hấp mạn tính thì xét nghiệm có thể được thực hiện khi bạn đang thở oxy.

Phân tích máu động mạch có thể xác định đươc:

Nồng độ oxy hay áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch (PaO2) tính bằng ki lô pascal (Kpa) hoặc mmHg. Bình thường ở người khỏe mạnh PaO2 > 12,6Kpa (95 mmHg). Trong bệnh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do bệnh tiến triển liên tục, nên nồng độ oxy trong máu của bạn sẽ giảm dần, nồng độ oxy trong máu không đủ để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, khi đó người bệnh xuất hiện biểu hiện khó thở, và được đánh giá là suy hô hấp. Thiếu oxy chỉ xuất hiện lúc gắng sức đó là lúc mà bệnh của bạn còn ở giai đoạn nhẹ.

Khi có thiếu oxy cả lúc nghỉ ngơi lúc đó bạn cần được thở oxy. Liều lượng oxy sẽ được tính toán phụ thuộc vào kết quả khí máu động mạch của bạn. Khí máu động mạch lúc thở oxy cần phải đạt gần đến mức bình thường nếu có thể được. Nồng độ khí cacbonic (CO2) hay áp lực riêng phần của khí CO2 trong máu động mạch (PaCO2) được đo bằng mmHg, bình thường PaCO2 vào khoảng 5,4Kpa (42mmHg) trong suốt cả cuộc đời của một người khỏe mạnh. Khi mà sự trao đổi khí bị giảm sút thì ta sẽ thấy trước hết là giảm nồng độ oxy trong máu sau đó ở những giai đoạn nặng của suy hô hấp lúc đó có tăng cả khí CO2. Tăng nồng độ khí CO sẽ độc và có các biến chứng bất lợi đối với cơ thể: ngủ gà, đau đầu, đôi khi nặng là hôn mê…, trong trường hợp này nhập viện là bắt buộc để có các điều trị phù hợp. pH là độ toan máu (acid máu).

Kết quả tương đối ổn định ở những người khỏe mạnh vào khoảng 7,40. pH có thể giảm xuống trong giai đoạn mất bù cấp tính của COPD, và lúc đó cần được điều trị trong bệnh viện thường là ở khoa hồi sức tích cực.

Việc lấy khí máu động mạch thường không mất nhiều thời gian.

Điều khó chịu của xét nghiệm này đó là hơi đau một chút khi lấy máu và có thể xuất hiện mảng tụ máu nếu chỗ lấy máu không được ép đủ chặt và đủ lâu sau khi lấy máu.

Bài viết "Khí máu động mạch là gì ?" Theo benhphoi.com
PGS.TS. Ngô Quý Châu, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Nguyễn Thanh Hồi

Telfast-60mg

Telfast-60mg
Telfast-60mg
Dạng bào chế: Viên nang
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên
Công ty đăng ký: PT Hoechst Marion Roussel Indonesia
Thành phần: Fexofenadine: 60mg
SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN TRONG THAI KỲ
[Đường dùng thuốc: uống]
Mức độ C:
Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. 

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC LIÊN QUAN BỮA ĂN 
Có thể dùng kèm hoặc không dùng kèm với bữa ăn

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH GAN 
Xem Antihistamines
Chỉ định :Làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng ở người lớn & trẻ em trên 12 tuổi như là: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng & họng, mắt ngứa đỏ & chảy nước mắt

Chống chỉ định:
- Đã biết có tăng cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.

Chú ý đề phòng:
Tác dụng gây ung thư, biến dị, ảnh hưởng đến sự sinh sản
Tiềm năng gây ung thư và độc tính trên sự sinh sản của fexofenadine chlorhydrate được đánh giá bằng cách dùng những nghiên cứu về terfenadine với sự tiếp xúc Fexofenadine thích hợp (dựa vào giá trị "diện tích dưới đường cong" (AUC) trong huyết tương). Không thấy có tác dụng gây ung thư ở chuột nhắt và chuột cống uống liều hàng ngày 50 và 150 mg/kg terfenadine trong 18 và 24 tháng : những liều này phản ánh giá trị AUC trong huyết tương của Fexofenadine gấp 4 lần giá trị điều trị trên người (dựa vào liều fexofenadine chlorhydrate 60 mg, 2 lần mỗi ngày).

Thử nghiệm in-vitro (dùng test CHO/HGPRT gây đột biến trội, hoặc thử nghiệm về sự sai lạc nhiễm sắc thể của lympho bào chuột cống và thử nghiệm in-vivo (thử nghiệm vi nhân của tủy xương chuột nhắt), không thấy fexofenadine chlorhydrate gây biến dị.

Trong những nghiên cứu trên khả năng sinh sản của chuột cống, sự giảm thụ tinh (phụ thuộc liều lượng) và tăng thất thoát sau khi thụ tinh được nhận thấy qua liều uống >= 150 mg/kg terfenadine; những liều này tạo giá trị AUC trong huyết tương của Fexofenadine >= 3 lần so với giá trị điều trị ở người (dựa vào liều Fexofenadine mỗi lần 60 mg, dùng 2 lần/24 giờ).

Dùng cho trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu lực của Telfast ở bệnh nhi dưới 12 tuổi. Qua thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát chặt chẽ ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, tổng số 205 bệnh nhân tuổi 12-16, uống liều 20 mg-240 mg, 2 lần mỗi ngày trong 2 tuần. Những tác dụng ngoại ý ở nhóm này cũng tương đương với ở nhóm trên 16 tuổi.

Dùng cho người cao tuổi: Thử nghiệm so sánh với placebo, 42 bệnh nhân, tuổi 60-68, uống liều 20 mg - 240 mg Fexofenadine, 2 lần mỗi ngày, trong 2 tuần liền. Những tác dụng ngoại ý ở nhóm này tương đương với ở nhóm dưới 60 tuổi.

Lúc có thai: 
- Tác dụng gây quái thai:
Loại C. Không thấy terfenadine gây quái thai ở chuột cống và thỏ uống liều tới 300 mg/kg. Liều này tạo giá trị AUC của Fexofenadine trong huyết tương gấp 4 và 37 lần giá trị điều trị ở người (dựa vào liều fexofenadine chlorhydrate 60 mg, 2 lần mỗi ngày).

Chưa có nghiên cứu thích hợp và có kiểm soát chặt trên phụ nữ mang thai. Khi mang thai chỉ nên dùng fexofenadine chlorhydrate nếu lợi ích điều trị hơn hẳn những nguy cơ có thể gặp đối với thai.

- Tác dụng không gây quái thai:
Liều >= 150 mg/kg terfenadine làm giảm sự tăng cân chó con, giảm tỷ lệ sống ở chuột cống. Với liều này, giá trị AUC của Fexofenadine trong huyết tương >= 3 lần giá trị điều trị ở người (dựa vào liều fexofenadine chlorhydrate 60 mg, 2 lần mỗi ngày).

Thời kỳ cho con bú: Chưa có nghiên cứu thích hợp và có kiểm soát chặt trên phụ nữ cho con bú. Vì có nhiều thuốc được bài tiết qua sữa người, nên cần thận trọng khi dùng fexofenadine chlorhydrate ở phụ nữ cho con bú.

Tác dụng ngoài ý:
- Thử nghiệm trên lâm sàng có so sánh với placebo, gồm 2461 bệnh nhân uống fexofenadine chlorhydrate với liều 20 mg-240 mg, 2 lần mỗi ngày, thấy những phản ứng có hại tương đương ở nhóm uống thuốc và nhóm placebo. Những phản ứng gặp phải, kể cả buồn ngủ, không phụ thuộc liều lượng và cũng tương tự giữa các phân nhóm được chia theo giới tính, tuổi và dân tộc. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân bỏ thuốc sớm vì tác dụng ngoại ý là 2,2% đối với fexofenadine chlorhydrate so với 3,3% đối với placebo. Tất cả những tác dụng ngoại ý được ghi nhận ở hơn 1% bệnh nhân uống fexofenadine chlorhydrate với liều mỗi ngày được khuyến cáo (60 mg, 2 lần mỗi ngày) và thuờng gặp ở nhóm dùng Fexofenadine hơn là ở nhóm dùng placebo.

- Những tác dụng ngoại ý ghi nhận trong những thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát dùng placebo ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng với tỷ lệ hơn 1%.

- Hơn 1% bệnh nhân uống fexofenadine chlorhydrate (60 mg, 2 lần mỗi ngày) có tác dụng phụ, nhưng thường gặp hơn ở nhóm placebo, bao gồm nhức đầu và ngứa họng.

- Tần số và mức độ của những bất thường trong xét nghiệm tương đương giữa hai nhóm bệnh nhân dùng fexofenadine chlorhydrate và placebo.

Liều lượng:
  • Liều khuyến cáo cho Telfast là 60 mg mỗi lần, uống 2 lần mỗi ngày cho người lớn và trẻ em >= 12 tuổi.
  • Liều khởi đầu cho người suy thận là một lần duy nhất 60 mg/24 giờ 
  • Không cần giảm liều ở người già và bệnh nhân suy gan.
  • Dùng cách xa 2 giờ đối với các thuốc kháng acid có chứa gel aluminium hay magnesium.

Giá thuốc Telfast-60mg (Giá trúng thầu 6 tháng cuối năm 2008)

Giá thuốc Telfast-60mg (Giá trúng thầu 6 tháng cuối năm 2008)
Giá thuốc Telfast-60mg (Giá trúng thầu 6 tháng cuối năm 2008)

Xyzal-5mg

Xyzal-5mg
Xyzal-5mg
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ 7 viên
Công ty đăng ký: UCB Farchin S.A
Thành phần: Levocetirizine: 5mg
SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN TRONG THAI KỲ
[Đường dùng thuốc: uống]
Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC LIÊN QUAN BỮA ĂN
Có thể dùng kèm hoặc không dùng kèm với bữa ăn 

Chỉ định: Viêm mũi dị ứng, chàm mãn tính

Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc với dẫn chất piperazine. Bệnh thận nặng với CICr < 10 mL/phút.

Chú ý đề phòng: Bệnh nhân không dung nạp galactose, suy giảm Lapp lactase hoặc giảm hấp thu glucose - galactose, phụ nữ có thai và cho con bú: tránh dùng.

Tương tác thuốc: Thận trọng khi dùng với rượu, thuốc ức chế TKTW.

Tác dụng ngoài ý: Nhẹ đến trung bình: khô miệng, suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, viêm mũi, viêm hầu hòng, mất ngủ, đau bụng và migrain.

Liều lượng:Uống 1 ngày 1 lần. Người lớn và trẻ > 12t: 1 viên/ngày. Trẻ 6-12t: 1 viên/ngày. Bệnh nhân suy thận: CICr 30 - 49 mL/Phút; 2 ngày 1 viên CICr < 30 mL/phút; 3 gnày 1 viên.

Giá thuốc Xyzal-5mg (Giá trúng thầu 6 tháng đầu năm 2008)

Giá thuốc Xyzal-5mg (Giá trúng thầu 6 tháng đầu năm 2008)
Giá thuốc Xyzal-5mg (Giá trúng thầu 6 tháng đầu năm 2008)

Zolastyn

Zolastyn
Zolastyn
Dạng bào chế: Viên bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ nhôm - nhôm x 10 viên
Công ty đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú
Thành phần: Desloratadine 

SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN TRONG THAI KỲ 
[Đường dùng thuốc: uống]
Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. 

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC LIÊN QUAN BỮA ĂN 
Có thể dùng kèm hoặc không dùng kèm với bữa ăn

Chỉ định:
- Giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa
- Viêm mũi dị ứng quanh năm như hắt hơi
- Sổ mũi, ngứa, nghẹt mũi
- Kèm kích ứng mắt, chảy nước mắt & đỏ mắt
- Ngứa họng & ho.
- Giảm các triệu chứng mày đay mạn tính tự phát.

Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc.

Chú ý đề phòng: Trẻ < 12 tuổi Có thai & khi cho con bú: không nên dùng.

Tác dụng ngoài ý: 
- Hiếm: cảm giác mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu.
- Rất hiếm: nổi mẩn & phản vệ.

Liều lượng: Người lớn & trẻ >= 12 tuổi: uống 1 viên ngày 1 lần.

Giá thuốc Zolastyn (Giá trúng thầu 6 tháng cuối năm 2008)

Giá thuốc Zolastyn (Giá trúng thầu 6 tháng cuối năm 2008)
Giá thuốc Zolastyn (Giá trúng thầu 6 tháng cuối năm 2008)

Zyrtec-1 mg/ml

Zyrtec-1 mg/ml
Zyrtec-1 mg/ml
Dạng bào chế: Dung dịch uống
Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 60 ml
Công ty đăng ký: UCB Pharma. S.A
Thành phần: Cetirizine: 1mg 

SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN TRONG THAI KỲ
 [Đường dùng thuốc: uống]
Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau). 
 
HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC LIÊN QUAN BỮA ĂN 
Có thể dùng kèm hoặc không dùng kèm với bữa ăn 
 
HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH GAN 
Xem Antihistamines 
 
HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN 
(Mức độ suy thận và hướng dẫn)
Vừa - Dùng nửa liều
 
 
Chỉ định: Điều trị chứng các bệnh dị ứng
- Bệnh đường hô hấp:
+ Viêm mũi dị ứng không định kỳ- Sổ mũi vận mạch không theo mùa:
+ Viêm mũi định kỳ và bệnh dị ứng phấn hoa
- Sốt cỏ khô.
Bệnh ngoài da:
+ Các rối loạn di ứng da gây ngứa:
+ Nổi mề đau mãn tính:
+ Bệnh da vẽ nổi.
- Bệnh mắt:
+ Viêm kết mạc dị ứng: viêm kết mạc- mũi kèm ngứa mắt.
- Phù Quinck (ngoài các bệnh pháp khẩn cấp)
Zyptec hiệu quả trên các tình trạng dị ứng hắt hơi kéo dài, chảy nước mũi, sốt cỏ khô, ngứa, chảy nước mắt.

Chống chỉ định:
Thuốc này không dùng trong các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi;
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc;
- Suy thận.
TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ PHẢI HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ.

Chú ý đề phòng: 
- Không có dấu hiệu lâm sàng nào chứng tỏ thuốc tương tác với rượu (đối với nồng độ trong mái 0,5g/l) ở liều điều trị. Tuy nhiên nên thận trọng các thức ăn, đồ uống có cồn khi đang dùngthuốc.Cetirizine là thuốc kháng Histamine thế hệ mới có mức độ gây buồn ngủ thấp hơn các kháng Histamine thế hệ trước. Với liều điều trị 10mg không có bất cứ biểu hiện lâm sàng có liên quan với khả năng lái xe, gây ngủ và thao tác trong dây truyền sản xuất. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những ảnh hưởng này rất đa dạng với các thuốc khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau.

- Trong các nghiên cứu lâm sàng. biểu hiện buồn ngủ đã được báo cáo,. ảnh hưởng trên hệ thống thần kinh trung ương có thể xảy ra khi dùng ở liều cao hơn liều điều trị.

Lúc có thai: không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú do thuốc đi qua đựơc sữa mẹ.

Tương tác thuốc: ĐỂ TRÁNH TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ THỂ XẢY RA, PHẢI THÔNG BÁO CHO BÁC SỸ HOẶ DƯỢC SỸ VỀ BẤT CỨ TRỊ LIỆU NÀO ĐANG TIẾN HÀNH.

Tác dụng ngoài ý: 
- Giống như các thuốc khác, thuốc này đôi khi có thể có một vài tác dụng phụ với các mức độ khác nhau ở một số bệnh nhân: Rối loạn tiêu hoá, khô miệng.
- THÔNG BÁO CHO BÁC SỸ NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ GẶP PHẢI KHI ĐANG SỬ DỤNG THUỐC

Liều lượng: Dạng dung dịch dành cho trẻ em ≤ 12t: 6-12t: 10 mg/ngày, 2-6t: 5mg/ngày.

Giá thuốc Zyrtec-1 mg/ml

Giá thuốc Zyrtec-1 mg/ml
Giá thuốc Zyrtec-1 mg/ml

Zyrtec-10mg

Zyrtec-10mg
Zyrtec-10mg
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 2 viên
Công ty đăng ký: UCB Pharma. S.A
Thành phần: Cetirizine: 10mg 

SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN TRONG THAI KỲ
[Đường dùng thuốc: uống]
Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC LIÊN QUAN BỮA ĂN 
Có thể dùng kèm hoặc không dùng kèm với bữa ăn

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH GAN 
Xem Antihistamines 

HƯỚNG DẪN DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN 
(Mức độ suy thận và hướng dẫn)
Vừa - Dùng nửa liều

Chỉ định:
Điều trị các chứng bệnh dị ứng:
- Bệnh đường hô hấp:
+ Viêm múi dị ứng không định kỳ - Sổ mũi vận mạch không theo mùa;
+ Viêm mũi định kỳ và bệnh dị ứng phấn hoa - Sốt cỏ khô.

- Bệnh ngoài da:
+ Các rối loại dị ứng da gây ngứa + Nổi mề đay mạn tính
+ Bệnh da vẽ nổi.

- Bệnh mắt:
+ Viêm kết mạc dị ứng: Viêm kết mạc- mũi kèm ngứa mắt.

- Phù Quinck (ngoài các biện pháp khẩn cấp).
Zyrtec hiệu quả trên các tình trạng dị ứng hắt hơi kéo dài, chảy nước mũi, sốt cỏ khô, ngứa, chảy nước mắt. 

Chống chỉ định: 
Thuốc này không dùng trong các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi; Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc; Suy thận. 
- Trong mọi trường hợp nghi ngờ phải phải ý kiến bác sỹ.

Chú ý đề phòng: Để tránh tương tác thuốc xảy ra, phải thông bao cho bác sỹ hoặc dược sỹ về bất cứ trị liệu nào đang tiến hành.

Điều kiện kê toa:
- Thuốc này thuộc vào bảng II, được kê toa trong trường hợp nhất định.
- Thuốc có thể không thích hợp trong các trường hợp khác.
- Không được dùng lại mà không có ý kiến của thầy thuốc.
- Không được giới thiệu cho bất kỳ người nào.

Lúc có thai: Không dùng thuốc trong thai kỳ, trong trường hợp có thai phải báo cho bác sỹ biết.
Không nên dùng thuốc này trong khi đang cho con bú vì thuốc đi qua sữa mẹ.

Tác dụng ngoài ý:
- Giống như các thuốc khác, thuốc này đoio khi có thể có một vài tác dụng phụ với các mức độ khác nhau ở một số bệnh nhân: Rối loạn tiêu hoá, khô miệng…
- Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ gặp phải khi đang sử dụng thuốc

Liều lượng:
- Người lớn: 10mg/ngày chia 1 hoặc 2 lần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: 10mg/ngày chia 1 hoặc 2 lần
- Trẻ em 2 - 6 tuổi: 5mg/ ngày chia 1 hoặc 2 lần. 

Giá thuốc Zyrtec-10mg

Giá thuốc Zyrtec-10mg

6 Bí kíp giúp hết viêm khớp đau lưng mùa lạnh

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

 6 Bí kíp giúp hết viêm khớp đau lưng mùa lạnh

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau nhức. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp.

1. Ngải cứu trắng nướng nóng 
Ngải cứu trắng nướng nóng giúp hết viêm khớp đau lưng mùa lạnh
Ngải cứu trắng nướng nóng giúp hết viêm khớp đau lưng mùa lạnh
 - Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng

Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng

- Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.

- Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g

- Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

- 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày.

- Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

- Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp

- Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính

Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính

- Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

Bài " 6 Bí kíp giúp hết viêm khớp đau lưng mùa lạnh"
Theo Khám phá