Những dấu hiệu của làn da cảnh báo bệnh tình dục nguy hiểm

Những dấu hiệu của làn da cảnh báo bệnh tình dục nguy hiểm
Bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến nhưng nhiều bệnh không có triệu chứng rõ ràng khiến người nhiễm bệnh không hề hay biết.

Dưới đây là một số triệu chứng da của các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến.


Ngứa và mẩn đỏ


Bệnh lây qua đường tình dục do nấm có thể gây đỏ, da bẹn bị ngứa. Triệu chứng thường gặp của bệnh là nhiễm nấm men bao gồm cảm giác ngứa và cảm giác rát của âm đạo hoặc dương vật. Bệnh ghẻ gây ngứa dữ dội nặng hơn vào ban đêm. Rận mu có thể gây ra các triệu chứng ngứa trầm trọng. Đây có thể là triệu chứng của bệnh trichomonas, một loại bệnh nhiễm ký sinh trùng, có thể gây ngứa, rát, đỏ hoặc đau nhức của cơ quan sinh dục.
Những dấu hiệu của làn da cảnh báo bệnh tình dục nguy hiểm
Những dấu hiệu của làn da cảnh báo bệnh tình dục nguy hiểm

Triệu chứng giang mai trên bề mặt da.


Mẩn ngứa có màu đỏ hoặc nâu, có thể xuất hiện ở màng nhầy âm đạo, hậu môn hoặc trong giai đoạn thứ hai của bệnh giang mai. Nó cũng có thể xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Trạng thái ngứa ran hoặc rát có thể được cảm nhận thấy ngay cả trước khi mụn nước bắt đầu xuất hiện trên bề mặt da trong bệnh nhiễm trùng herpes.

Loét

Loét cơ quan sinh dục ở vùng bẹn do thường không đau. Trạng thái loét này có thể là triệu chứng của bệnh hạ cam mềm. Đầu tiên xuất hiện các biểu hiện săng là một sẩn mềm bao quanh bằng hồng ban. Khi các sẩn thành mủ rồi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét tròn, kích thước 1-2cm. Bờ vết loét có mủ màu vàng và khi rửa sạch sẽ thấy đáy không bằng phẳng, có những chồi thịt. Săng nằm trên vùng da phù nề mềm, đau nên gọi là hạ cam mềm.

Mụn nước và lở loét

Các mụn nước nhỏ hoặc các túi chứa đầy chất lỏng xuất hiện trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, trực tràng, hậu môn hay miệng là dấu hiệu của nhiễm virus. Những mụn nước là cực kỳ nhạy cảm và có thể vỡ, giải phóng mặt chất lỏng trong đó. Sau khi các mụn nước vỡ ra, một lớp vỏ được hình thành trên khu vực bị ảnh hưởng của làn da trước khi nó bắt đầu khỏi. Vết loét lạnh có thể là dấu hiệu của nhiễm virus herpes.

Các triệu chứng chính của bệnh giang mai là sự hiện diện của các vết lở loét nhỏ, không đau trên một phần của cơ thể bị nhiễm trùng. Thường là bộ phận sinh dục, hậu môn, lưỡi hoặc môi. 10 ngày sau đó, cơn đau xuất hiện với các nốt mẩn phát ban hoặc lở loét trên các vùng như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Đây có thể xem là triệu chứng thứ phát của bệnh giang mai.

Đau bụng hoặc đau ở vùng sinh dục có thể được nhìn thấy trong bệnh hạ cam mềm. Trong vòng 1 ngày nó sẽ trở thành một vết loét với một lớp chất bao phủ màu vàng xám hoặc màu xám.

Mụn cóc

Mụn cóc là những vết sưng màu xám nhỏ trên vùng da ở vùng sinh dục. Chúng cũng có thể phát triển trên miệng hay cổ họng của một người đã có quan hệ tình dục bằng miệng với người có bệnh.

Trong một số trường hợp mụn cóc xuất hiện trong các cụm lớn giống như súp lơ.

Da và mắt vàng

Khi da vàng và mắt nổi nhiều lòng trắng có thể là triệu chứng của bệnh viêm gan nhiễm trùng.

Sần

Những nốt nhỏ nhô lên trên da có thể là triệu chứng của bệnh u mềm lây. Mụn đỏ nhỏ cũng có thể xuất hiện trong bệnh nhiễm virus herpes lây qua đường tình dục.
 
Bài "Những dấu hiệu của làn da cảnh báo bệnh tình dục nguy hiểm"
Nguồn Trần Long - Đời sống & Pháp luật
Theo Eva

Mách bạn dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Mách bạn dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Theo thống kê, trong năm 2013, ở Mỹ có đến 56.471 trường hợp mắc mới của bệnh giang mai. Con số này ở các nước khác cũng không ngừng tăng lên.

Điều này cho thấy, việc tìm hiểu về căn bệnh này là điều bạn hoàn toàn nên làm để bảo vệ mình và đối tác khỏi căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm này.

Con đường lây nhiễm của bệnh giang mai


Giang mai là một bệnh lây qua đường tình dục(STD), thủ phạm là do vi khuẩn Treponema pallidum (còn gọi là xoắn khuẩn giang mai). Loại xoắn khuẩn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các dây thần kinh, mô cơ thể và não của bạn. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp thậm chí người bệnh có thể tử vong. Bạn có thể bị bệnh giang mai trong các trường hợp sau:

- Bệnh được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với một vết loét của giang mai. Những vết loét này có thể xuất hiện bên ngoài dương vật, bên ngoài và bên trong âm đạo, hậu môn, và trực tràng. Những vết loét này thậm chí có thể cũng xuất hiện trên môi và trong miệng nếu bạn có oral sex với người đang mắc bệnh.

- Bệnh giang mai không lây do dùng chung đồ dùng trong ăn uống, vệ sinh và sinh hoạt như bồn vệ sinh, tay nắm cửa, tắm bồn nước nóng hoặc hồ bơi...

- Người có quan hệ đồng tính luyến ái cần hết sức cẩn thận vì nguy cơ họ mắc bệnh giang mai là rất cao. Theo thông kê, ở Mỹ, năm 2013, có đến 75% trường hợp mắc bệnh giang mai mới là người đồng tính.
Bệnh giang mai sẽ gây các vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc ở trong và ngoài miệng
Bệnh giang mai sẽ gây các vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc ở trong và ngoài miệng

Bệnh giang mai có ít dấu hiệu trong giai đoạn sớm


Trong giai đoạn sớm của bệnh giang mai, bạn sẽ rất khó để biết mình đã bị nhiễm bệnh vì nó hầu như không có triệu chứng gì đáng kể. Đa phần những người mắc bệnh đều không thể phát hiện trong giai đoạn sớm. Ngay cả khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển, đã xuất hiện vết loét và có 1 số dấu hiệu cụ thể, nhiều người vẫn không thể nhận ra mình đã bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục mang tên giang mai. Bởi vì các vết loét nhỏ này có thể tiến triển dần dần trong 1 khoảng thời gian vô cùng dài, từ 1 đến 20 năm sau khi nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh của giang mai khá dài nên người bệnh có thể vô tình lây truyền sang cho người khác mà không biết.

Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn


- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc.

- Giai đoạn 2: giai đoạn này xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.

- Giai đoạn tiềm ẩn: Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).

- Giai đoạn 3: có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%).

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn 1


- Giai đoạn chính của bệnh giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Khoa học gọi tổn thương này là "săng". Săng là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Người bệnh có thể bị nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.
Giai đoạn ủ bệnh của giang mai rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác
Giai đoạn ủ bệnh của giang mai rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác
- Những vết loét này còn có thể xuất hiện ở trong miệng hoặc xung quanh miệng nếu người bệnh có oral sex với người đang mang mầm bệnh.

- Những săng này sẽ tự lành trong 4-8 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh giang mai đã biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2.

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn 2


Giai đoạn 2 của bệnh giang mai thường bắt đầu 4-8 tuần sau giai đoạn 1, và kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

- Giai đoạn này bắt đầu với một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da. Các vết nổi bẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Đa phần chúng ta thường không chú ý đến những vết nổi mẩn này. Hoặc cho rằng đây là biểu hiện của bệnh khác.

- Các triệu chứng khác cuối cùng xuất hiện trong giai đoạn này là các dấu hiệu của bệnh cúm hoặc căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài.

- Nhiều người sẽ cảm thấy các triệu chứng bao gồm:. Mệt mỏi, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc, và giảm cân không rõ nguyên nhân.

Khoảng 1/3 những người không được điều trị trong giai đoạn này sẽ phát triển thành bệnh giang mai mãn tính hoặc bước vào giai đoạn 3.

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3


Giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu khi các triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 biến mất. Các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, khoảng 1/3 những người không được điều trị trong giai đoạn tiềm ẩn sẽ phát triển thành giai đoạn 3 của bệnh giang mai, với các triệu chứng nghiêm trọng. Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 10-40 năm sau khi nhiễm bệnh.

- Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 sẽ gây thiệt hại cho não, tim, mắt, gan, xương và khớp của người bệnh. Sự tổn thương này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Người bệnh ở giai đoạn này sẽ gặp khó khăn khi cử động cơ bắp, tê, liệt tứ chi, mù, và mất trí nhớ.

Nếu bà bầu bị bệnh giang mai sẽ lây sang cho em bé thông qua nhau thai
Nếu bà bầu bị bệnh giang mai sẽ lây sang cho em bé thông qua nhau thai
Lưu ý: cảnh giác với các triệu chứng của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Nếu một người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai, cô ấy có thể truyền vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi thông qua nhau thai. Các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị bệnh giang mai bao gồm:

- Sốt liên tục
- Lá lách và gan bị tổn thương
- Sưng hạch bạch huyết
- Hắt hơi sổ mũi mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân.
- Phát ban, nổi mẩn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
 
Bài "Mách bạn dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai"
Theo Eva.vn

Bí quyết làm đẹp của bà mẹ trẻ khi mang bầu

Bí quyết làm đẹp của bà mẹ trẻ khi mang bầu

Bà mẹ 2 con xinh như hot girl tiết lộ bí quyết làm đẹp


Mới đây, dòng trạng thái của một bà mẹ hai con xinh đẹp có tên Nguyễn Ngọc Trâm chia sẻ về bí quyết làm đẹp khi mang bầu trên trang Facebook cá nhân đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Dù mang thai ở tháng thứ 9, chị chỉ tăng có 5kg và thân hình vẫn đẹp như thời con gái.
 

Dưới đây là toàn bộ bí quyết làm đẹp của bà mẹ trẻ:

 
Hôm nay như đã hứa em sẽ chia sẻ bí quyết của em với mọi người nhé. Trong suốt quá trình mang thai 9 tháng em chỉ tăng 5kg và khi sinh con ra bé nhà e 3,4kg (nói thật là định giữ không chia sẻ để mình mình đẹp thôi ý).
Thực sự quan niệm của nhiều mẹ Việt còn khá cổ hủ không tiên tiến như các nước đang phát triển, cứ nghĩ có bầu là phải ăn nhiệt tình, ăn cho cả mẹ cả con. Quan điểm đó là vừa hại bạn lại vừa hại con bạn nữa đó.
Mình may mắn vì trong công việc gặp được những bác sĩ hiểu biết và khoa học, đã cho mình những chia sẻ quý báu trong việc ăn uống khi mang thai. Chính mình đã trải ngiệm rất an toàn và hiệu quả 100% do bác sỹ viện dinh dưỡng chia sẻ nhé các mẹ.
Khi mang thai chúng ta sẽ chia thành 3 giai đoạn:  Giai đoạn một từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3,  giai đoạn hai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, giai đoạn ba từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9. Vì mỗi giai đoạn thai nhi phát triển mỗi khác nên chế độ dinh dưỡng cũng phải phù hợp từng giai đoạn. Chị em tham khảo chế độ dinh dưỡng như sau nhé:
Giai đoạn 1
Từ tháng thứ 1 - 3: con phát triển về hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể như: tim, phổi... Trong giai đoạn này nên bổ sung những thứ như các loại vitamin tổng hợp hay thuốc bổ cho nhai nhi. Khi uống thuốc bổ sung vitamin sẽ chỉ vào con mà không vào mẹ đâu nhé. Giai đoạn này phát triển cơ quan chính nên các mẹ cần nạp những thứ phát triển cơ quan não bộ, chứ không nên ăn những thứ như tinh bột, đồ ngọt….
Nhiều bà mẹ ăn tinh bột hay nhiều đồ ăn ngọt ở tháng này nói thật chỉ vào mẹ thôi chứ không vào con đâu. Cho nên giai đoạn này ai mà nghén ăn cơm hay tinh bột thì thôi rồi vèo vèo lên cân cũng nhiều lắm luôn. Mà hầu hết muốn con to thì không nên ăn tinh bột vào tháng này. Nên ăn nhẹ nhàng như bình thường song cẩn trọng kĩ lưỡng chọn thức ăn cho bà bầu hơn vì khi mang bầu nên ăn uống sạch sẽ.
Giai đoạn 2
Từ tháng thứ 3 - 6: Trẻ hình thành xong hầu hết các bộ phận trong cơ thể, đại loại đã hình thành hình dạng và các bộ phận cơ thể con người như chân, tay…. Bây giờ là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác…, những cơ quan để cảm nhận và cử động.
Để tốt cho con, các mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt, như đồ hải sản. Tháng này các mẹ vẫn uống thuốc bổ để phát triển thai nhi nhưng sữa bầu nên giảm dần. Ăn uống như bình thường không ăn nhiều tinh bột. Mỗi bữa chỉ 1 bát cơm nhưng ăn rất nhiều thức ăn và không ăn đồ ngọt. Ăn đồ ngọt nhiều trong quá trình mang thai không tốt sẽ bị tiểu đường thai nghén dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé và có thể dẫn đến bé bị bệnh tim mạch nhé. Uống sữa bầu nhớ hạn chế sữa nào quá ngọt vì sữa bầu tăng cân rất nhanh. Nếu bạn nào mà hay bị đói thì nên ăn nhiều hoa quả để quên đi cơn đói. Nếu bạn nào thèm ăn cơm nên ăn nhiều bữa chia nhỏ ra, mỗi bữa chỉ 2 thìa cơm ăn gọi là cho đỡ thèm. Chứ đừng thèm mà ăn đến 3 - 4 bát thì thực sự hối hận không kịp.
Giai đoạn 3
Từ tháng thứ 6 – 9: Thai nhi phát triển về da và thịt, đại loại là lớp mỡ dưới da. Giai đoạn này giúp bé bớt nhăn nheo hơn những tháng trước nên cần phát triển cân cho bé theo kg các mẹ mong muốn ở. Chị em nên bắt đầu ăn nhiều tinh bột và cấp tốc uống sữa để tăng cân nhanh, bản thân mình uống nhiều sữa giai đoạn này còn tăng cân rất nhanh luôn.
Ở giai đoạn này, mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ ngày, ngày uống 2 - 3 ly sữa. Trẻ sẽ phát triển về chỉ số cân nặng nhưng chỉ nên dưới 3 đến 3,5 kg. Nếu phát triển hơn ngoài 3,5kg thì bé dễ bị bệnh tim mạch (dễ chứ không phải bị). Ngoài ra, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân hay biến dạng mặt nhé.
Ngoài ra các mẹ cũng nên uống nước dừa ngày 2 đến 3 quả. Ngày trước được cái em thích uống nước dừa, ngày uống 4 - 5 quả thay nước lọc luôn nên đẻ 2 đứa con đứa nào cũng trắng muốt luôn. Các mẹ tăng cân nhiều quá vừa không tốt cho sức khỏe lại làm cơ thể không phản ứng kịp khiến da không co giãn, đàn hồi kịp sẽ dễ bị rạn da và sau sinh da bị chảy xệ.

Bà mẹ 2 con xinh như hot girl tiết lộ bí quyết làm đẹp - 1
Bà mẹ hai con Nguyễn Ngọc Châm chia sẻ bí quyết làm đẹp

Theo đó, bà mẹ hai con cho biết, trong suốt quá trình mang thai 9 tháng, chị chỉ tăng 5kg mà em bé sinh ra vẫn mập mạp, khỏe mạnh, nặng 3,4kg. Để có được kết quả đó, chị đã tham khảo nhiều bác sĩ rồi tự lên cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.

Theo chị, quá trình mang thai được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một là từ tháng đầu tiên đến tháng thứ ba, các bà bầu nên bổ sung vitamin tổng hợp, cần nạp những thứ phát triển cơ quan não bộ chứ không nên ăn nhiều tinh bột. 

Bà mẹ 2 con xinh như hot girl tiết lộ bí quyết làm đẹp - 2
Trong suốt quá trình mang bầu, Ngọc Châm chỉ tăng 5kg
Giai đoạn hai  từ tháng thứ ba đến tháng thứ sáu, các bà bầu nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt vì đây là giai đoạn hình thành bộ phận cơ thể của con.

Giai đoạn ba từ tháng thứ sáu đến tháng thứ chín, các mẹ bầu nên ăn nhiều tinh bột và uống sữa để tăng cân cho con, uống nhiều nước để hạn chế phù chân, tay cho mẹ.

Bí quyết làm đẹp của bà mẹ hai con được rất nhiều người hưởng ứng vì hầu hết mọi người không biết làm sao để con khỏe mạnh mà bản thân không bị lên cân quá nhiều. Hơn nữa, bản thân của người đưa ra bí quyết, chị Nguyễn Ngọc Châm, đã tự chứng minh hiệu quả của phương pháp trên bằng những hình ảnh vô cùng xinh đẹp trước và sau sinh.

Bà mẹ 2 con xinh như hot girl tiết lộ bí quyết làm đẹp - 3
Sau khi sinh, bà mẹ hai con nhanh chóng lấy lại được vóc dáng nuột nà
Chị Nguyễn Ngọc Châm chia sẻ: “Mình cũng như bao nhiêu người mẹ khác, muốn con khỏe đầu tiên rồi đến mẹ khỏe, mẹ đẹp, tuy nhiên để con khỏe như thế nào cho nó khoa học các bà mẹ cũng cần cân nhắc. Mình từng áp dụng bí quyết trên và thấy hiệu quả nên muốn chia sẻ cùng mọi người. Mình nghĩ, những bà mẹ thông thái là những bà mẹ hiểu tiêu chí chất lượng hơn số lượng”.]

Nguyễn Ngọc Châm (Hà Nội) là bà mẹ hai con nổi tiếng với chiều cao lý tưởng và vóc dáng đẹp dù đã trải qua hai lần sinh nở. Vì trong quá trình mang thai không tăng cân quá nhiều nên ngay sau sinh, Châm không mất quá nhiều thời gian để lấy lại vòng eo “con kiến” và làn da trắng, mịn màng.

Bà mẹ 2 con xinh như hot girl tiết lộ bí quyết làm đẹp - 4
Thân hình cuốn hút của Ngọc Châm
Chúc các mẹ thành công trong công cuộc làm đẹp!