Mẹo hạ sốt cho các bé hiệu quả không ngờ

[Mẹo hạ sốt cho trẻ hiệu quả không ngờ] Các bà mẹ Tây có nhiều bí kíp hạ sốt cho trẻ lạ và hiệu quả mà mẹ Việt không thể ngờ.

Một trong những điều đáng sợ nhất của cha mẹ là khi ôm em bé của mình, mẹ chợt nhật ra con yêu đang bị sốt. Trong khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi trở đi, lượng kháng thể có trong sữa mẹ trẻ nhận được sẽ hết, thêm vào đó, trẻ lại bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Cơ thể sẽ phải tiếp xúc nhiều hơn với các loại vi khuẩn và virus. Nếu em bé của mẹ sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng xin mách mẹ một vài mẹo nhỏ dân gian nước ngoài giúp bé yêu thoải mái hơn trong những cơn sốt.

Dùng tất ướt quấn bàn chân
Ý tưởng nghe có vẻ cực kì lạ lùng nhưng lại rất công hiệu kể cả với những trẻ sốt cao. Chọn 2 chiếc tất cotton mềm mại, nhúng vào nước lạnh rồi vắt sạch. Từ từ quấn tất quanh cổ và bàn chân bé và lặp lại mỗi khi tất hết lạnh. Em bé ban đầu có thể cảm thấy khó chịu nhưng ngay sau đó, chúng sẽ nhận thấy tác dụng giảm nhiệt cực tốt mà phương pháp này mang lại.

ha sot cho tre hiệu quả không ngờ
Mẹo hạ sốt cho trẻ hiệu quả không ngờ

Ngậm dưa chuột thay ti giả
Dưa chuột thường được sử dụng ở các trung tâm spa như một cách để giảm viêm mô và quầng thâm quanh mắt. Ngoài ra, dưa chuột còn có tác dụng bất ngờ khi có thể làm dịu cơn sốt của bé. Mẹ hãy chọn một quả dưa chuột non (dưa chuột non có ít hạt hơn), ngâm muối và rửa thật sạch sẽ. Dùng một con dao tỉa dưa chuột thành hình dạng một ngón tay dày. Nhỏ ở phần đầu và to dẫn về đuôi. Giữ phần chưa nạo vỏ của dưa chuột như là thân bình sữa, đầu kia nạo vỏ sạch sẽ rồi đưa em bé ngậm. Hiệu quả làm mát của dưa chuột sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mỏng
Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng cao, nếu càng được quấn khăn, ủ ấm hay mặc quần áo dày sẽ càng khiến con khó chịu. Mẹ nên để trẻ ngủ mà không mặc quần áo, chỉ nên quấn quanh bé một chiếc khăn xô mỏng. Tuy nhiên, việc quấn trẻ như bình thường sẽ không có tác dụng giảm sốt. Xin gợi ý mẹ một cách quấn bé được các bác sĩ phương Tây khuyên dùng để giúp con vừa có giấc ngủ ngon, vừa thoải mái thân nhiệt theo ảnh dưới đây:

Mẹo hạ sốt cho các bé hiệu quả không ngờ
Quấn bé bằng 1 chiếc khăn mỏng
Cho bé bú thường xuyên hơn
Mặc dù khi ốm con thường ít có cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ đừng nên lơ là việc cho bé bú sữa. Trẻ đang sốt thực sự cần nhiều nước hơn bình thường. Mất nước rất nguy hiểm trong trường hợp này. Nếu trẻ bú mẹ, bạn hãy để con tự điều tiết lượng sữa của mình nhưng cho con bú nhiều lần hơn. Với trẻ bú sữa công thức, mẹ lưu ý pha sữa với nước nguội hơn bình thường, cho con ăn khoảng một nửa so với bình thường nhưng chia làm 2 lần.

Dùng nước mát xa
Mẹ chỉnh nhiệt độ phòng từ 27-28 độ, chuẩn bị một chiếc khăn bông hoặc khăn xô to loại 5 lớp mềm mại và một bát nước âm ấm. Mẹ có thể thêm một túi trà hoa cúc hoặc vài giọt tinh dầu dành cho trẻ em vào nước nếu muốn. Cởi bỏ quần áo của bé, đặt con vào khăn tắm.

Nhúng tay của mẹ vào trong nước rồi nhẹ nhàng đặt tay lên ngực bé, mát xa nhẹ nhàng theo hình trái tim vuốt từ ngực đến bụng. Tiếp tục dùng tay nhúng nước trong suốt quá trình mát xa và vuốt dọc tay, chân bé 2-3 lần. Sự kết hợp nhẹ nhàng giữa nước và tay mẹ sẽ có tác dụng làm dịu cơ thể bé.

Cách phòng ngừa lây virus nguy hiểm Ebola

Tính từ tháng 12/2013 đến 7/2014, trên thế giới đã ghi nhận 1.201 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó đã có 672 trường hợp tử vong tại 3 nước vùng Tây Phi.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh này tại các nước vùng Tây Phi và nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin và đưa ra khuyến cáo một số biện pháp để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm.

Virus Ebola. Cụ thể, nước Guinea ghi nhận 427 trường hợp tử vong, Liberia 249 trường hợp và Sierra Leone 525 trường hợp.
Virus Ebola. Cụ thể, nước Guinea ghi nhận 427 trường hợp tử vong, Liberia 249 trường hợp và Sierra Leone 525 trường hợp.

Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người, động vật bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng khi nhiễm virus Ebola gồm: Sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng hoặc có thể có nôn, tiêu chảy, phát ban, chảy máu.

Những người có khả năng mắc cao là những người có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người hoặc động vật bị bệnh.

Hiện nay, bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola chưa có vaccine dự phòng. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh, người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, chất sát khuẩn…), tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm/nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó.

Nếu ai đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng: Sốt, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt thì cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.

Phòng tránh virus Ebola bằng cách nào?

 Virus Ebola lây nhiễm sang người như thế nào

Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm; lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da, niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

Ảnh: AFP.
Thế giới đang đối mặt nguy cơ dịch Ebola lan rộng. Ảnh: AFP.
Người có nguy cơ cao nhiễm virus này

Trong dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các nhóm có nguy cơ cao nhiễm virus gồm: 
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm virus Ebola.
- Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm virus Ebola trong rừng.
- Cán bộ y tế.
Cách phòng ngừa lây virus nguy hiểm Ebola

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng bệnh do virus Ebola

- Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng.
- Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan.
- Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.
- Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày.
Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Khi nào nên đi khám

Nên đến ngay cơ sở y tế nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do virus Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm virus Ebola và khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế nhằm giảm nguy cơ tử vong. Cần kiểm soát sự lây truyền của bệnh và tiến hành ngay các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.

Để kiểm soát sự lây truyền của virus, người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh cần được cách ly với các bệnh nhân khác trong cơ sở y tế và được nhân viên y tế điều trị với việc tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo.

Làm gì để phòng nhiễm virus Ebola

Hiện chưa có văcxin phòng bệnh do virus Ebola. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện nay là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong.

Do virus Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh:

- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
- Nếu có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.
- Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.
- Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
- Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.
- Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Những điều cơ bản bạn cần biết về Virus Ebola

Những điều cơ bản bạn cần biết về Virus Ebola

Một loạt các nước châu Âu và châu Á đang cảnh giác cao độ vì lo ngại rằng, dịch Ebola ở Tây Phi có thể tràn sang những châu lục khác, sau khi một tổ chức tình nguyện lên tiếng cảnh báo "dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát".

 



Bác sĩ Sheik Umar Khan, người đứng đầu cuộc chiến chống dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Sierra Leone, đã chết do nhiễm vi rút này hôm thứ ba tuần trước. Ông qua đời chưa đến một tuần sau khi có chẩn đoán nhiễm căn bệnh này. Bác sĩ Sheik Umar Khan đã đảm nhiệm việc điều trị cho hơn 100 bệnh nhân.


Cái chết của ông xảy ra sau khi hàng chục nhân viên y tế địa phương đã chết vì căn bệnh này, và hai nhân viên y tế người Mỹ ở nước láng giềng Liberia cũng bị nhiễm bệnh.


Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 20/7, số ca nhiễm Ebola đã lên tới mức kỷ lục trong vụ dịch kéo dài nhiều tháng, ở mức 1.093 trường hợp, bao gồm hơn 660 người chết. Guinea, Liberia và Sierra Leone là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ dịch lần này. Nigeria, nước đông dân nhất châu Phi, đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 25/7.


Dưới đây là những điều cần biết về Ebola, một trong nhiều vi rút gây sốt xuất huyết.





1. Tổ chức y tế thế giới gọi đây là “một trong những bệnh dễ gây chết người nhất từng được biết đến”.

2. Bệnh có thể gây tử vong đến 90% số người nhiễm.
Cho đến nay đã xác định được năm “loài” Ebola, được đặt tên là Bundibugyo, Sudan, Zaire, Tai Forest và Reston. 3 loài đầu tiên đặc biệt nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong tới 90%.Zaire là một trong những tâm điểm của đại dịch lần này. Loài Reston cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc và Philippines, nhưng chưa có trường hợp tử vong liên quan nào được báo cáo ở những nước này cho đến nay.

3. Vi rút xuất hiện lần đầu tiên năm 1976 ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo.
Vi rút được lấy tên từ sông Ebola, nằm gần ngôi làng ở Yambuku nơi dịch xảy ra.

4. Cả người và động vật đều có thể nhiễm Ebola




Vi rút lây qua tiếp xúc gần với máu, dịch tiết hoặc các dịch cơ thể khác. Dơi ăn hoa quả được xem là vật chủ tự nhiên của vi rút Ebola.

5. Vi rút lây lan nhanh chóng từ người sang người, khi gia đình và bạn bè chăm sóc cho người bệnh

Những người có nguy cơ mắc phải Ebola là những người phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Đó có thể là: Người nhà bệnh nhân, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người dự tang lễ bệnh nhân và có tiếp xúc trực tiếp với thi thể người nhiễm bệnh, người đi săn tiếp xúc với xác động vật chết do nhiễm Ebola và các cán bộ y tế chăm sóc người bệnh Ebola.


6. Triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc 2 – 21 ngày.

Các triệu chứng sớm như phát ban và đỏ mắt rất phổ biến, khiến khó chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Triệu chứng của Ebola thường giống với những triệu chứng ốm, sốt như suy nhước, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ ói mửa, tiêu chảy và phát ban, suy giảm chức năng của thận và gan. Ebola cũng có thể gây ra chảy máu từ mắt, tai, mũi, miệng và trực tràng, làm sưng mắt và bộ phận sinh dục. Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ 8 - 10 ngày sau khi tiếp xúc.


 
7. Vi rút lan ra trong máu và làm tê liệt hệ miễn dịch.


Ebola thường đặc trưng bởi sốt đột ngột,cực kỳ yếu mệt, đau cơ, đau đầu và đau họng.Tiếp theo đó là nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan, và một số trường hợp bị chảy máu cả bên ngoài và bên trong, như chảy máu cam hoặc tiểu ra máu.


8. Hiện chưa có vắc-xin hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho cả người và động vật.


Đúng vậy, tính đến thời điểm này, chúng ta không có một phương thuốc và vaccine nào có thể chích ngừa Ebola. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên hy vọng bởi theo một vài báo cáo của WHO thì đang có một vài loại vaccine được thử nghiệm, một trong những loại vaccine đó có hiệu quả khá hứa hẹn trên khỉ, và mong liều vắc-xin này sớm có trong tương lai gần.



Webtretho tổng hợp/Theo WHO, Asiaone